Tự đổi mới - gốc của đổi mới

Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm lâu lằm rồi, tại làng nọ có một quán nước ở cây đa đầu làng do một ông già râu tóc bạc phơ, đẹp như tiên ngồi bán.

Một hôm, có một anh chàng mặt đau khổ, hận đời, thiểu não bước vào quán, đặt phịch chiếc ba lô xuống. Sau khi tợp hết hươu rượu, đôi mắt đỏ ngầu hướng về ông cụ: 
- Tôi chán làng cũ, tôi định chuyển đến làng ông sống. Tôi muốn hỏi xem mọi người ở đây sống thế nào?
- Thế làng cũ nơi anh sống thế nào?
- Làng cũ của tôi mọi người xấu lắm, hay thù hận nhau? Hay bới móc nhau? Hay tìm cách gây gổ hại nhau… - Chàng thanh niên hằn học!
- Làng này cũng Hệt thế - The Same!

Anh chàng hắt thẳng cốc rượu còn lại vào ông già và xiên xẹo rời đi!

Một lúc sau, có một cô gái xinh tươi ghé vào quán, đon đả chào ông cụ. Sau một hồi ríu rít trò chuyện, cô gái nhỏ nhẹ:
- Thưa cụ, con mới chuyển việc đến khu vực này, con muốn chọn làng mình để ở. Người làng mình đối xử với nhau thế nào hả cụ?
- Thế làng cũ nơi cô sống thế nào?
- Tuyệt vời lắm cụ ạ, mọi người thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, không khí trong làng rất thanh bình, cứ như một thiên đường ấy. Vì công việc chứ chả bao giờ cháu muốn rời ngôi làng cũ cả!
- Làng này cũng Hệt thế - The Same!



Chúng ta luôn đổ cho hoàn cảnh khách quan. Thực tế hoàn cảnh khách quan là rất khách quan. Cái khác là do cách nhìn của ta, quan điểm của ta, cái đã được lập trình hằn sâu trong đầu ta. Ngay chính trong mỗi con người cũng đầy rẫy cái tốt và cái xấu. Một con người có thể rất xấu, có thể rất tốt tùy thuộc vào cách nhìn của chính chúng ta. Ta tìm cái gì thì được cái đó. Điều đó phụ thuộc hoàn toàn vào ta và chỉ ta mà thôi.

Trong cuộc sống và quan hệ mọi thay đổi phải bắt đầu từ chính mình.