Hiển thị các bài đăng có nhãn ky niem. Hiển thị tất cả bài đăng

Anh hùng vs cố cùng


Ai cũng từng thành công và ai cũng từng thất bại. Tại sao cuối cuộc đời lại có người cố cùng đớn hèn, có người anh hùng rạng danh?
Thành công là điểm đến và dừng chân của những kẻ cơ hội, là khởi điểm của tụt hậu; thành công là điểm đặt chân, là xuất phát điểm cho thành công cao hơn trên con đường phụng sự của người vĩ đại!
Khác nhau là người vĩ đại không bao giờ dừng bước trên con đường chinh phục, liên tục thành công, thành công nối tiếp thành công, ngày càng thành công lớn hơn; còn kẻ cơ hội dễ tự mãn rồi để thành công trở thành điểm xuất phát của tụt hậu của thất bại.
Thất bại là mồ chôn kẻ hèn nhát, là điểm lùi, nhún lấy đà để bật nhảy xa hơn, cao hơn của người anh hùng!
Cái khác biệt là kẻ đớn hèn chỉ thất bại một lần rồi sợ sệt bỏ cuộc, chạy trốn. Người anh hùng thất bại nhiều hơn rất nhiều và thất bại nặng nề hơn rất nhiều. Mỗi lần thất bại người anh hùng lại bật ngay dậy làm lại xuất sắc hơn! Chết cũng lết đến đích!

Kẻ hãnh tiến cố gắng vì thành công.
Người vĩ đại đam mê dấn thân phụng sự kiệt xuất gia tăng giá trị cho đời!

Tạ ơn Trời Đất Thánh thần!

Ha ha ha ha ha....
read more

Sướng đời - Đáng đời


Các cụ dạy:

"Dụng nhân như dụng mộc".
"Biết mình biết người trăm trận trăm thắng".
"Thiên thời, địa lợi, nhân hòa".
"Lạc nước hai xe đành bỏ phí, gặp thời một tốt cũng thành công".

Tự dụng nhân như dụng mộc!
Cuộc sống là một bức tranh muôn màu. Chúng ta là một mảnh ghép nhỏ.
Ghép đúng thì sướng tuyệt vời, ghép sai thì đáng đời!


Dùng người khác đã khó, dùng mình còn khó hơn nhiều!
NLP - Tự lập trình cho chính mình, tự dụng nhân như dụng mộc:

Đúng tài,
Đúng nơi,
Đúng thời điểm mới Sướng đời!

Tạ ơn Trời Đất Thánh Thần!
Ha ha ha ha....



P/s: Cả nhà cho thêm ý tưởng để hoàn thiện bài viết nhé!
read more

Vết xước tâm hồn



Một ông nhà giàu đang ngồi trong chiếc xe hơi đắt tiền chạy khá nhanh trên đường phố. Từ phía trước, ông nhìn thấy một đứa trẻ đang chạy ra từ giữa mấy chiếc xe đang đậu bên lề.

Ông giảm tốc độ nhưng khi xe chạy ngang chỗ ông đã nhìn thấy đứa trẻ thì chẳng có ai cả. Đột nhiên, ông nghe có tiếng đá ném vào cửa xe mình. Ông đạp ngay thắng, cho xe vòng trở lại chỗ viên đá được ném ra. Quả là có một đứa trẻ đang đứng giữa những chiếc xe đậu. Nhảy bổ ra khỏi xe, không kịp quan sát xung quanh, ông tóm lấy đứa trẻ, đè gí nó vào một chiếc xe gần đó và hét lên: “Mày làm cái quỷ gì thế hả?”. Cơn nóng giận bốc ngược lên đỉnh đầu, ông tiếp: “Chiếc xe này mới toanh, mày sẽ phải trả cả đống tiền vì cái viên đá của mày đấy.”

“Làm ơn, thưa ông. Con xin lỗi. Con không biết làm cách gì khác hơn” - cậu bé van nài - “Con ném viên đá là vì con đã từng vẫy ra hiệu nhưng không có một người nào dừng xe lại...” Nước mắt lăn dài trên má cậu bé khi nó chỉ tay về phía vỉa hè. “Nó là em con” - cậu bé nói - “Chiếc xe lăn từ trên lề đường xuống, nó bị ngã ra khỏi xe lăn, nhưng con không thể nâng nó dậy nổi”. Vừa thổn thức, cậu bé vừa năn nỉ: “Ông làm ơn giúp con đặt nó vào xe lăn. Nó đang bị đau, và nó quá nặng đối với con”.

Tiến lại chỗ đứa bé bị ngã, người đàn ông cố gắng nuốt trôi cái gì đó đang chẹn ngang cổ họng mình. Ông ta nâng đứa bé lên đặt vào chiếc xe lăn rồi rút khăn ra cố lau sạch các vết bẩn và kiểm tra mọi thứ cẩn thận một cách ngượng nghịu.


“Cám ơn rất nhiều, ông thật tốt bụng”. Đứa trẻ nói với ông cùng ánh nhìn biết ơn rồi đẩy em nó đi. Người đàn ông đứng nhìn mãi, sau cùng cũng chậm bước đi về phía xe của mình. Đoạn đường dường như quá dài.

Về sau, dù đã nhiều lần đưa xe đi sơn, sửa lại, nhưng ông vẫn giữ lại vết xước ngày nào như một lời nhắc nhở bản thân suốt cả cuộc đời.

Đôi khi, bạn không có thời gian để lắng nghe cho đến khi có một “viên đá” ném vào mình. Bạn sẽ chọn điều gì: Lắng nghe hay là chờ một viên đá?!

HÃY LẮNG NGHE TRƯỚC KHI BỊ NÉM ĐÁ


Sưu tầm!
read more

Tự giác = Giác ngộ, Ép giác = Nát bét


Chỉ có tự giác mới thực sự giác ngộ!

Tự là tự mình, giác là giác quan. Ta phải dùng 5 giác quan của mình để thu nhận thông tin, dùng trí tuệ của mình để sàng lọc thông tin. dùng cơ thể của mình để trải nghiệm. Lúc ấy chúng ta mới đích thực giác ngộ - minh huệ.

Nếu để người khác ép buộc, nhồi nhét vào các giác quan của ta (ép giác) chắc chắn chúng ta nát bét.

Tự giác = Giác ngộ
Ép giác = Nát bét


Tạ ơn Trời Đất Thánh Thần!
Ha ha ha ha...
read more

Người Thầy đích thực, vĩ đại nhất - Chính mình




Ngày 20/11 chúng ta đều thành kính tri ân các thầy, cô đã hỗ trợ mình được như bây giờ.

Các cụ dặn:
- Không thày đố mày làm nên.
- Học thày không tày học bạn. 


Quan trọng nhất: muốn xán lạn phải tự học chính mình.

Thầy nào cũng chỉ có một thời gian nhất định, dù ít dù nhiều.
Chỉ có một người thầy luôn đồng hành cùng mình mà đôi khi mình lại quên mất.
Ta chính là người thầy đích thực nhất, vĩ đại nhất luôn đồng hành cùng mình. 


Bài học mà ta tự rút ra từ thành công & thất bại của chính mình là bài học gần gũi nhất, hiệu quả nhất, hợp với mình nhất.
Nhân ngày 20/11 hãy biết ơn chính mình. Luôn tự kiểm toán, yêu đời và tiến bộ! 




Tạ ơn Trời Đất Thánh Thần!
Ha ha ha...
read more