Hiển thị các bài đăng có nhãn tam the viet. Hiển thị tất cả bài đăng

Media là Tư duy của quốc gia



Media là tư duy của quốc gia!
Media thế nào quốc gia thế ấy!


Chuyện lạ có thật!

Kỷ lục đặc biệt của thế giới: Nguyễn Anh Khôi lần đầu tiên vô địch cờ vua U10 bằng thắng 11/11. Kỷ lục nào cũng có thể vượt. Kỷ lục của Nguyến Anh Khôi là mãi mãi, chỉ có thể lặp lại, không bao giờ vượt được.

Tự hào Việt Nam.

Kỷ lục này từ năm ngoái thế mà rất ít người biết.

Dân tộc sẽ đi về đâu nếu các phương tiện đại chúng chỉ bàn về tham nhũng, cướp, giết, hiếp!

Tạ ơn Trời Đất Thánh Thần! 
Ha ha ha...
read more

Đam mê của bạn là gì?

read more

Làm xuất sắc cái không tưởng, biến cái không tưởng thành bình thường


Chỉ trong khoảng thời gian chưa đầy 10', Ts. Phan Quốc Việt đã huấn luyện được cô Lộc - tư vấn viên của Prudential Việt Nam làm "xuất sắc cái không tưởng" - đội cốc cafe đi qua bàn đinh và biến "cái không tưởng" này thành "điều bình thường" trước hội trường hơn 1000 người bao gồm TGĐ, Phó TGĐ, ban lãnh đạo và các tư vấn viên của Prudential Việt Nam trong chương trình huấn luyện tạo động lực "Thay đổi để đột phá" trong chuỗi sự kiện Star Club 2013 ngày 2/12/2012 tại KS Melia Hà Nội.


read more

Anh hùng vs cố cùng


Ai cũng từng thành công và ai cũng từng thất bại. Tại sao cuối cuộc đời lại có người cố cùng đớn hèn, có người anh hùng rạng danh?
Thành công là điểm đến và dừng chân của những kẻ cơ hội, là khởi điểm của tụt hậu; thành công là điểm đặt chân, là xuất phát điểm cho thành công cao hơn trên con đường phụng sự của người vĩ đại!
Khác nhau là người vĩ đại không bao giờ dừng bước trên con đường chinh phục, liên tục thành công, thành công nối tiếp thành công, ngày càng thành công lớn hơn; còn kẻ cơ hội dễ tự mãn rồi để thành công trở thành điểm xuất phát của tụt hậu của thất bại.
Thất bại là mồ chôn kẻ hèn nhát, là điểm lùi, nhún lấy đà để bật nhảy xa hơn, cao hơn của người anh hùng!
Cái khác biệt là kẻ đớn hèn chỉ thất bại một lần rồi sợ sệt bỏ cuộc, chạy trốn. Người anh hùng thất bại nhiều hơn rất nhiều và thất bại nặng nề hơn rất nhiều. Mỗi lần thất bại người anh hùng lại bật ngay dậy làm lại xuất sắc hơn! Chết cũng lết đến đích!

Kẻ hãnh tiến cố gắng vì thành công.
Người vĩ đại đam mê dấn thân phụng sự kiệt xuất gia tăng giá trị cho đời!

Tạ ơn Trời Đất Thánh thần!

Ha ha ha ha ha....
read more

Kỹ năng, thực sự bạn đã biết?


Ai cũng nói về kỹ năng! Vậy kỹ năng là gì? Bạn thử định nghĩa xem?
Làm thế nào để có một kỹ năng mới chuyên nghiệp, hiệu quả?





Cùng nhau tìm hiểu để hoàn thiện mình một cách hiệu quả  nhất nhé!

Tạ ơn Trời Đất Thánh Thần!
Ha ha ha ha....
read more

Đời gập ghềnh



Đang phóng bon bon trên con đường mới làm, phóng tầm mắt ra xa ngắm cảnh thanh bình của mùa thu, tự nhiên tay lái tròng trành khó chịu! Tôi cáu kỉnh "Lại cái bọn tham nhũng, ăn bớt, ăn xén, đường mới thông xe mà đã hỏng rồi!". Tong thâm tâm, tôi nghĩ chắc chúng nó cũng chỉ ăn bớt một vài chỗ. Nào ngờ càng đi thì tay lái càng chòng chành hơn!

Không thể nhìn xa ngắm cảnh được nữa. Dừng xe lại xem đường xá thế nào!
Đường vẫn trơn. Xe cộ vẫn bon bon vượt qua tôi! Chắc là xe mình có vấn đề! Mà đúng là có vấn đề thật - xịt lốp.

Mặt người xấu hay mắt ta xấu!
Người nói nặng hay ta nặng tai!
Đời tăm tối hay đầu ta u ám!
Đời bất thường hay lòng ta không bình thường!


"Ví thử cuộc đời bằng lặng cả, anh hùng hào kiệt có hơn ai!"
Tấn trò đời, đường đời rất gập ghềnh, gồ ghề! Cái ngay hơn và hay hơn là đầu mình gập gồ ghề. Tĩnh lặng quan sát chính mình!

Mỗi khi thấy điều bất thường hãy dừng lại tách mình quan sát chính mình!
Tự điều chỉnh chính mình trước khi điều chỉnh người khác.
Không chỉ trích, không giải thích, hãy đưa ra giải pháp!

Tạ ơn Trời Đất Thánh Thần!
Ha ha ha ha...
read more

Có lý nhất & vô lý nhất


- Sao ở đây lại vô lý thế này? Tại sao người ta không thay đổi đi chứ!
Bất cứ ở đâu chúng ta đều nghe được câu nói này. Chính bản thân chúng ta đi đâu cũng thấy ngay cái vô lý!

Đơn giản đi: khủng hoảng giáo dục - Vô lý! Ách tắc giao thông - Vô lý! Quan chức tham nhũng - Vô lý!....
Đàn ông say rượu - Vô lý! Đàn bà hay ăn quà - Vô lý.....

Cái quan trọng hơn mà ta ít tìm, rất ít thấy và quá hiếm khi thực hiện đến nơi đến chốn là cái gì có lý nhất?

Có lý nhất là đề ra & thực hiện hoàn hảo cái có lý, vô lý nhất là luôn tìm cái vô lý!

Tạ ơn Trời Đất Thánh Thần!
read more

Why soft skills? - Tại sao cần kỹ năng mềm?

read more

"Chém gió" cùng với học sinh chuyên anh THPT Hanoi - Amsterdam

read more

Vết xước tâm hồn



Một ông nhà giàu đang ngồi trong chiếc xe hơi đắt tiền chạy khá nhanh trên đường phố. Từ phía trước, ông nhìn thấy một đứa trẻ đang chạy ra từ giữa mấy chiếc xe đang đậu bên lề.

Ông giảm tốc độ nhưng khi xe chạy ngang chỗ ông đã nhìn thấy đứa trẻ thì chẳng có ai cả. Đột nhiên, ông nghe có tiếng đá ném vào cửa xe mình. Ông đạp ngay thắng, cho xe vòng trở lại chỗ viên đá được ném ra. Quả là có một đứa trẻ đang đứng giữa những chiếc xe đậu. Nhảy bổ ra khỏi xe, không kịp quan sát xung quanh, ông tóm lấy đứa trẻ, đè gí nó vào một chiếc xe gần đó và hét lên: “Mày làm cái quỷ gì thế hả?”. Cơn nóng giận bốc ngược lên đỉnh đầu, ông tiếp: “Chiếc xe này mới toanh, mày sẽ phải trả cả đống tiền vì cái viên đá của mày đấy.”

“Làm ơn, thưa ông. Con xin lỗi. Con không biết làm cách gì khác hơn” - cậu bé van nài - “Con ném viên đá là vì con đã từng vẫy ra hiệu nhưng không có một người nào dừng xe lại...” Nước mắt lăn dài trên má cậu bé khi nó chỉ tay về phía vỉa hè. “Nó là em con” - cậu bé nói - “Chiếc xe lăn từ trên lề đường xuống, nó bị ngã ra khỏi xe lăn, nhưng con không thể nâng nó dậy nổi”. Vừa thổn thức, cậu bé vừa năn nỉ: “Ông làm ơn giúp con đặt nó vào xe lăn. Nó đang bị đau, và nó quá nặng đối với con”.

Tiến lại chỗ đứa bé bị ngã, người đàn ông cố gắng nuốt trôi cái gì đó đang chẹn ngang cổ họng mình. Ông ta nâng đứa bé lên đặt vào chiếc xe lăn rồi rút khăn ra cố lau sạch các vết bẩn và kiểm tra mọi thứ cẩn thận một cách ngượng nghịu.


“Cám ơn rất nhiều, ông thật tốt bụng”. Đứa trẻ nói với ông cùng ánh nhìn biết ơn rồi đẩy em nó đi. Người đàn ông đứng nhìn mãi, sau cùng cũng chậm bước đi về phía xe của mình. Đoạn đường dường như quá dài.

Về sau, dù đã nhiều lần đưa xe đi sơn, sửa lại, nhưng ông vẫn giữ lại vết xước ngày nào như một lời nhắc nhở bản thân suốt cả cuộc đời.

Đôi khi, bạn không có thời gian để lắng nghe cho đến khi có một “viên đá” ném vào mình. Bạn sẽ chọn điều gì: Lắng nghe hay là chờ một viên đá?!

HÃY LẮNG NGHE TRƯỚC KHI BỊ NÉM ĐÁ


Sưu tầm!
read more

Đừng quát => Luôn vui vẻ



- Tớ điên tiết với cậu lắm rồi đấy, cậu nhẹ nhàng hơn ngay đi!
- Cậu bớt đểu đi một tí được không! Khó chịu lắm rồi!
- Cậu làm tớ tức hộc máu rồi! Vừa vừa thôi không thì đừng có trách!

Chúng ta thường vô lý. Làm cái không thể làm: điều chỉnh người khác.
Tự điều chỉnh chính mình! Luôn yêu đời, tiến bộ!
Cái gì xảy ra, ta không làm chủ được. Ta chỉ làm chủ được cảm xúc của mình!

Làm chủ cảm xúc hạnh phúc đời đời!

Tạ ơn Trời Đất Thánh Thần!

Ha ha ha....
read more

Tự giác = Giác ngộ, Ép giác = Nát bét


Chỉ có tự giác mới thực sự giác ngộ!

Tự là tự mình, giác là giác quan. Ta phải dùng 5 giác quan của mình để thu nhận thông tin, dùng trí tuệ của mình để sàng lọc thông tin. dùng cơ thể của mình để trải nghiệm. Lúc ấy chúng ta mới đích thực giác ngộ - minh huệ.

Nếu để người khác ép buộc, nhồi nhét vào các giác quan của ta (ép giác) chắc chắn chúng ta nát bét.

Tự giác = Giác ngộ
Ép giác = Nát bét


Tạ ơn Trời Đất Thánh Thần!
Ha ha ha ha...
read more

Thua trước trận đấu - Quy luật thành công: 1/99 & 1/99 = 1/1000


Tại sao dân ta còn nghèo, khổ, nhục?
Câu hỏi này luôn luôn vừa ám ảnh vừa thúc đẩy tớ.

99% thường thua trước trận đấu:

- Em chả có khả năng học tiếng Anh đâu!

- Quê em nghèo lắm!
- Cả làng nhà em đã bao giờ có ai có xe con riêng đâu!
...

- Không đến lượt nhà mình đâu con ạ!
- Thôi, đừng, chả đến lượt mình....

Và chỉ còn lại 1/99 nhảy vào cuộc. Khi vào cuộc rôi thì với bản tính nóng vội, nhỏ lẻ, tiểu thương, tiểu nôngi, một phát ăn ngay chưa làm đã nản, chúng ta đễ đầu hàng, bỏ cuộc chỉ còn 1/99 dấn thân đến thắng lợi cuối cùng. Đơn giản như vật tây. Bạn đừng nghĩ là nó thắng dễ dàng. Nó cũng đuối lắm rồi, cũng mệt lắm rồi, muốn bỏ lắm rồi, mỗi là bạn lại bỏ cuộc trước nó! Thế là nó thắng, ta thua!


Rất khó thành công ở Việt Nam vì chả ai muốn và chả ai dám xuất sắc, vĩ đại cả. Ngay cả đụng đến mấy từ đó là rất kiêng kị. Nếu nói tôi muốn xuất sắc, tôi muốn vĩ đại là đã bị cho là khùng điên, thần kinh rồi. Tây thì vô tư: Exellent! Great! Awsome! You Rock!....


Phật dạy: Ý, khẩu, thân. Nếu không có ý, không nói ra làm sao thân hành động được.





 
Ta được khen khi nói: em kém lắm, đất nước em chả ra làm sao cả....
Khá hơn một tẹo, của ta là:

- Tàm tạm,
- Không đến nỗi nào,
- Rưa rứa,
-...

Nên mọi thứ của chúng ta nhiều nhất cũng chỉ tàm tạm, rưa rứa, không đến nỗi nào...


Hãy lập trình lại chính mình: Ngay & luôn cam kết dấn thân xuất sắc vượt trội, phụng sự kiệt xuất, giàu sang vinh quang, chết cũng lết đến đích.


Chả ai nói, chả ai làm, mình nói, mình là chắc chắn thành công mĩ mãn!

Hãy là 1/1000 tinh túy!


Tạ ơn Trời Đất Thánh Thần!

Ha ha ha...
read more

Hãy thích để cuộc sống thích thú hơn (Văn hóa hồi đáp)


Đọc Face & các forum, youtube... thấy người Việt mình ít like  -thích và bình luận - comment! Chả biết có thích hay không nữa?

Sự im lặng đáng sợ!

Tro bếp & kim cương cùng là các-bon nhưng giá trị khác hẳn nhau là do cấu trúc - kết nối. Có kết nối cuộc sống mới sôi động, sống động. Không có kết nối cuộc sống gần như bị lãng quên, tẻ nhạt.
Người Mỹ, câu cửa miệng - network, network & network. Quan hệ là quan tâm. Mình quan tâm đến người khác, người khác mới quan tâm tới mình.
Chỉ một cái nhấn chuột thôi bạn đã gia tăng giá trị cho cuộc sống rất nhiều rồi. Bình luận thêm mươi từ nữa đời tuyệt vời hơn nhiều!

Hãy cùng nhau tạo dựng "Văn hóa hồi đáp" (feedback - nhiều người dịch là phản hồi, tớ thích hồi đáp hơn).
Tại sao, nhiều khi nhân viên kêu lãnh đạo vẫn làm ngơ! Thiếu văn hóa hồi đáp. Ít nhất cũng phải có nhời!
Sợ nhất đi một phát là đi luôn - One way ticket!
Bước chân ra đi....

Có đi có lại mới toại lòng nhau! Biết là không còn hơn không biết gì!
Sợ nhất là sự tù mù, vô vọng!

Một cây làm chẳng nên non, 3 cây chụm lại nên hòn núi cao.
Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng 3 chân.
Tớ 1 ngày ít nhất 100 likes  -thích, 15 cmt - bình luận!
Cả nhà chia sẻ - share bài này cho bạn bè để bài này có > 1000 thích - likes nhé!



Tạ ơn Trời Đất Thánh Thần!
Ha ha ha ha....

read more

Lập trình lại chính mình - Tôi 2.0


Thế giới thay đổi đến chóng mặt. Cái rõ thấy nhất là điện thoại di động. Nếu mọi thứ mà được nâng cấp nhanh và giảm giá đến chóng mặt như điện thoại di động thì khó mà tưởng tượng thế giới như thế nào trong 20 năm tới. Tớ nhớ năm 1993 lần đầu có cái Motorola "cục gạch" chỉ mỗi nhận cuộc gọi và gọi đi. Muốn nhắn tin phải có Pager thêm. Thế mà bây giờ Smart phone cả là một văn phòng di động với đầy đủ: video, audio, map, ... chịu chả thể kể hết được.

Cứ 6 tháng thì tính năng của điện thoại di động tăng gấp đôi mà giá chỉ còn 1/2.
Hai cái máy tính cùng hãng, cùng giá cùng ngày mua, chỉ sau một thời gian thì hai máy tính đã hoàn toàn khác nhau. Một cái tạo ra một con nghiện game. Cái kia tạo ra một người nói tiếng Anh điêu luyện. Tại sao lại có sự khác biệt ấy? Do việc cài đặt phần mềm và người sử dụng.

Tại sao nhiều người cùng quê, cùng sinh 1 năm với mình, cùng học hết cấp 3 với mình mà chỉ một thời gian sau cuộc sống đã khác hẳn nhau. Do phần mềm được cài đặt.

Lâu nay chủ yếu chúng ta được nhà trường, bố mẹ, bè bạn... cài đặt. Chúng ta luôn là nô lệ của ý đồ của người khác, luôn là công cụ của người khác.

"Chuyện kể rằng có 2 anh em sinh đôi, giống nhau như hai giọt nước. Chẳng may, đang học đại học năm thứ 3 do khủng hoảng bất động sản và nhà đất ông bố chán đời nghiện ngập, quậy phá rồi bị đi tù. 5 năm sau người anh cũng vào tù như bố, người em làm chủ doanh nghiệp nuôi cả nhà và chu cấp cho người anh trong tù. Khi được hỏi thì cả hai đều trả lời rất sinh đôi "Bố tôi thế tôi còn cách nào đâu!" 



Hãy làm chủ bản thân. Tự cài đặt lại ý chí, kỹ năng & kiến thức của chính mình.

Hãy dịch chuyển từ Tôi 1.0 - Thụ động, công cụ của người khác lên Tôi 2.0 - Chủ động, yêu thương, bình an, sáng tạo, mạo hiểm!

Làm như cũ mà mong kết quả mới là điên.
read more

Làm việc - Ăn tiệc


"Làm việc là nghĩa vụ lớn lao nhất của tất cả chúng ta.
Tôi sẽ không là ai cả, tôi sẽ không làm được gì,
tôi sẽ không đạt được gì, nếu không làm việc.
Khi tôi nghèo, tôi làm việc.

Khi tôi giàu, tiếp tục làm việc.

Khi tôi phải chịu sự không công bằng,
trách nhiệm là làm việc.
Khi hạnh phúc, tiếp tục làm việc.

Khi tôi thất vọng, tôi làm việc.


Khi tôi đau ốm, tôi làm việc.

Khi niềm tin của tôi bị dao động, tôi làm việc.

Khi giấc mơ của tôi bị tan vỡ và
mọi hi vọng dường như tan biến, tôi làm việc.
Tôi làm việc là khi cuộc sống của tôi đang
trong nguy hiểm - và tôi thực sự làm việc.


Không quan trọng là tôi làm gì nhưng làm việc.

Làm việc thực sự, làm việc tận tình.

Làm việc là phương thuốc cho sự bình an hiệu nghiệm nhất cho tinh thần và thể chất của mọi chúng ta." – Khuyết danh.


“Lao động là vinh quang”. Chỉ có lao động con người mới thực sự sống động, sung sướng, hạnh phúc và thành công.

Trong lúc khủng hoảng càng phải dấn thân lao động tích cực, sáng tạo!

Làm việc - Ăn tiệc!




Tạ ơn Trời Đất Thánh Thần!


Ha ha ha.....
read more

Chống tay đi qua mảnh chai thủy tinh

Rèn ý chí - Chống tay đi qua mảnh chai thủy tinh


read more

Rèn ý chí - đội chai thủy tinh đi qua mảnh chai vỡ


read more

TỰ ĐỔI MỚI - GỐC CỦA ĐỔI MỚI

Ai ai cũng hô hào đổi mới: đổi mới thế giới, đổi mới đất nước, đổi mới cơ quan, đổi mới… Cách mạng đích thực là cải cách chính cái mạng của mình. Chọn cách này ta sẽ đau đớn, khó chịu, khổ sở. Nhưng đó mới là cái gốc của đổi mới. Tiến trình đổi mới chuẩn mực: Tu thân, tề gia, trị quốc bình thiên hạ.

Câu chuyện kể về một nhà vua, sau chuyến vi hành của mình thì đôi chân bị sưng lên đau nhức. Sở dĩ như vậy là vì những con đường trên vương quốc của ông rất gồ ghề và nhiều đá sỏi. Ông quyết định truyền lệnh phải trải thảm da cho tất cả các con đường của vương quốc mỗi lần ông đi vi hành. Thấy vậy, một đại thần đã hiến kế cho nhà vui rằng, chỉ cần nhà vua may một đôi giày với tấm lót bằng da ở dưới thì nhà vua đi tới đâu đôi chân của ngài cũng bước trên những tấm da êm ái.
Có hai cách để đổi mới:

- Đổi mới những thứ bên ngoài

- Tự đổi mới bản thân

Nếu để cuộc sống trôi qua một cách tự nhiên, mọi thứ đều tuân theo quy luật: sinh, lão, bệnh, tử. Ta đang còn rất trẻ, đang đứng đầu trong tổ chức nhưng chỉ một thời gian, ta sẽ già hơn và rất có thể đứng ở vị trí cuối bảng trong chính tổ chức của mình. Thế giới biến đổi với tốc độ chóng mặt. Nhất là trong thời đại của 4G. Muốn tiếp tục tồn tại và phát triển ta cần phải đổi mới.

Thông thường người ta chọn cách 1 – Đổi mới những thứ bên ngoài bằng việc thay đổi chỗ làm việc. Họ nhảy từ công ty này sang công ty khác, hoặc chuyển sang dự án mới. Cách này có vẻ rất dễ. Khi đến chỗ mới, ta sẽ có lợi thế từ kinh nghiệm của nơi cũ và ta có điều kiện học thêm những điều mới mẻ. Vì vậy, ta sẽ hăng say và hào hứng làm việc hơn. Nhưng sau một thời gian, chu trình cũ sẽ lặp lại, ta tiếp tục rơi vào tụt hậu: lão, bệnh, tử. Và ta tiếp tục nhảy việc. Tuy vậy, mọi người vẫn chọn cách này vì cách này rất dễ làm. Nhất là khi ta đã có kinh nghiệm phỏng vấn tìm việc.

Một số ít người chọn cách 2 – Tự đổi mới bản thân. Cách mạng đích thực là cải cách chính cái mạng mình. Chọn cách này, ta sẽ đau đớn, khó chịu, khổ sở hơn. Nhưng đó mới là cái gốc của đổi mới. Và khi ta đã rèn được thành thói quen tự đổi mới và biến thách thức thành thích thú, đam mê, điều đó sẽ cho ta nền tảng vững chắc để luôn tiến bộ và vươn lên. Thế giới luôn thay đổi. Ta không thể thay đổi được thế giới mà cần thay đổi chính mình để thích nghi, thay đổi hay là chết. Không tiến thì biến.

Những áng văn sau đây được tìm thấy trên lăng mộ của một mục sư người Anh:

Khi tôi còn trẻ, trí tưởng tượng của tôi không giới hạn. Tôi mơ ước có thể thay đổi cả thế giới này.

Khi trưởng thành và già dặn hơn một chút, tôi nhận thấy thế giới chẳng đổi thay gì cả. Vì vậy tôi thu hẹp ước mơ của mình và quyết định sẽ làm thay đổi đất nước của tôi. Nhưng dường như đất nước tôi cũng chẳng có gì dịch chuyển.

Khi lập gia đình, tôi đã cố gắng hết sức hòng làm thay đổi gia đình tôi và những người thân của tôi. Nhưng họ chẳng mảy may có ý tưởng gì về điều đó.

Và giờ đây, khi đang hấp hối trên giường tôi chợt nhận ra: chỉ khi nào tôi thay đổi được bản thân mình thì tôi mới thay đổi được gia đình tôi.

Từ sự cổ vũ, khích lệ của họ tôi sẽ sống có ích hơn cho đất nước.

Và ai mà biết được, không chừng nhờ thế tôi sẽ thay đổi cả thế giới cũng nên.

Nhiều công ty, cá nhân nổi lên nhờ tự đổi mới, những chỉ một thời gian ngắn lại rơi vào tụt hậu vì họ rung đùi tự mãn. Họ đã nhanh chóng quên rằng mình được nổi lên là nhờ tự đổi mới. Nhất là trong thời đại ngày nay, khi công nghệ thông tin trong lòng tay mỗi người, thì tốc độ đổi mới của ta ngày càng phải gia tăng. Phải biến tự đổi mới thành văn hóa!


Hãy học loài chim ưng:

Cuộc đời chim ưng kéo dài khoảng 70 năm. Nhưng để sống được quãng đời đó, nó phải trải qua một quyết định khó khăn.

Đến 40 năm tuổi, móng vuốt chim ưng dài ra, mềm đi làm nó không còn bắt và quắp mồi được nữa. Mỏ dài và sắc của nó nay cùn đi, cong lại… Đôi cánh trở nên nặng nề với bộ lông mọc dài làm nó vất vả khi bay lượn, bắt mồi.

Lúc này, nó đứng trước hai sự lựa chọn:

Một là cứ như vậy và chịu chết.

Hai là: nó sẽ phải tự trải qua một tiến trình thay đổi đau đớn kéo dài 150 ngày. Trong tiến trình đó, nó bay lên một đỉnh núi đá và gõ mỏ vào đá cho đến khi mỏ cũ gãy đi. Chim ưng chờ cho mỏ mới mọc ra, rồi dùng mỏ bẻ gẫy các móng vuốt cũ đã mòn. Khi có móng vuốt mới, nó nhổ các lông già trên mình đi. Và sau năm tháng, chim ưng lại bay lượn chào mừng cuộc tái sinh và sống thêm ba mươi năm nữa.

Như vậy, để tồn tại, ta phải “Tự đổi mới”. Đôi khi cần phải loại bỏ những ký ức, quá khứ, thói quen già cỗi. Đồng thời, cần có một hoài bão lớn ở tương lại. Khi đó, chúng ta mới đi đúng hướng, mới thoát khỏi vùng tự mãn. Chỉ khi thoát khỏi gánh nặng của quá khứ, chắt lọc lại những tinh tú nhất, những phương thức hay nhất, hướng tới tương lai hoành tráng, ta mới sống hết mình trong hiện tại được. Hệt như ngôi nhà của ta, nhiều khi ta phải đập phá chính cái mình đã lập ra. Phải vượt lên chính mình. Việc này chắc chắn gian khổ nhưng cũng là cơ hội để ta vươn lên một tầm cao mới.

Vậy, trong bối cảnh hiện nay, đâu sẽ là thời điểm của mỗi cá nhân, của từng doanh nghiệp “tự đổi mới”?

Hiện tại, kinh tế đang khủng hoảng, đó cũng là may mắn. Khủng hoảng bắt tất cả các cá nhân các tổ chức phải nhìn lại mình, đánh giá lại mình, tái định vị lại để tiến tiếp. “Nguy cơ” là trong “nguy” có “cơ”, trong “cơ” có “nguy”. Vấn đề không phải cái gì xảy ra mà quan trọng là ta xử lý như thế nào. Hãy biến khó khăn thành thách thức, thành cơ hội để “tự đổi mới” chính mình, cho một tầm cao mới trong tương lai.

Tiến trình đổi mới chuẩn mực: Tu thân, tề gia, trị quốc bình thiên hạ.

read more

KỸ NĂNG MỀM PHẢI THẬT CỨNG - KỸ NĂNG CỨNG PHẢI RẤT MỀM

Ts. Tâm Việt: Kỹ năng làm người, kỹ năng mềm là nền tảng thành đạt của bất cứ ngành nghề nào, nó rất ít thay đổi, vì vậy, phải được tôi luyện thật kỹ, thật rắn chắc – thật cứng. Kỹ năng cứng – kỹ năng nghề nghiệp, thay đổi quá nhanh nên phải rất mềm và luôn được điều chỉnh thì bạn mới không bị đẩy ra ngoài lề cuộc sống.

“Năm 2011, tỉ lệ SV ra trường làm việc trái ngành rất cao, tới 50%, thậm chí có khảo sát đưa ra tỉ lệ tới 85%. Phần lớn người làm việc trái ngành vì bắt buộc, không thể tìm được việc đúng chuyên ngành đào tạo, nhưng cũng không ít người thành công với việc làm trái ngành”. (Theo Lao Động Online). Ngay cả tác giả của bài này, người đã bỏ ra 10 năm sung sức nhất của thời trai trẻ để bảo vệ luận án tiến sĩ toán lý, vậy mà bây giờ, ông đang làm giảng viên đào tạo Kỹ năng mềm, hoàn toàn trái ngược với ngành nghề mà ông được đào tạo. Và ngay cả bạn – người đang đọc những dòng này, bạn có làm đúng nghề được học hay không? Và nếu bạn làm đúng nghề thì những kỹ năng cứng – kỹ năng chuyên môn của bạn so với thời đi học còn lại bao nhiêu phần trăm? Hay bạn đã được đào tạo mới hoàn toàn 100%.
Ta thấy rõ ràng rằng: việc làm, khả năng thành đạt và kỹ năng chuyên môn (Kỹ năng cứng), không phải lúc nào cũng ăn nhập với nhau. Sao lại thế? Tại sao lại thế?
Thế kỷ 21 là thế kỷ dựa vào kỹ năng, nhưng chúng ta được nhồi nhét quá nhiều kiến thức. Không chỉ có vậy, những kiến thức đó cực kỳ khó học và hơn nữa đó là, nó không bao giờ được dùng đến. Điều đó cũng như việc, nhà nghèo mà ta lại đi sắm những đồ vật rất đắt tiền để mang về và cất vào xó bếp hoặc để ở gầm cầu thang, gậm giường, khiến nhà cửa thêm bề bộn và chật chội.
“Không thể giải quyết vấn đề mới bằng chuẩn mực cũ”. “Làm như cũ mà mong kết quả mới là điên”.
Cũng trong thế kỷ 21 này, chỉ bằng điện thoại di động, qua internet, trong mấy phần nghìn giây, chúng ta hoàn toàn có được những thông tin cập nhật nhất về bất kỳ loại kiến thức nào. Chúng ta thay việc khổ sở học vẹt của mình (và ngay cả khi ta thuộc lòng rồi thì cũng không bao giờ sử dụng) bằng thời gian để rèn kỹ năng, thì chất lượng cạnh tranh của nguồn nhân lực nước nhà chắc chắn sẽ được nâng lên rất nhiều.
Dựa trên phương diện nghề nghiệp người ta phân chia kỹ năng thành 2 loại là: Kỹ năng cứng và Kỹ năng mềm.
Kỹ năng cứng là những kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng chuyên môn, giúp con người thực thi những công việc cụ thể đạt được những tiêu chuẩn nhất định. Kỹ năng cứng thường gắn liền với các tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc tuân theo các trình tự, thủ tục hành chính nhất định của từng tổ chức và có thể đo được. Các kỹ năng cứng mà chúng ta có thể thấy rõ trong xã hội như: kỹ năng hàn, kỹ năng lái ô tô; kỹ năng xây tường, kỹ năng vẽ thiết kế, kỹ năng làm báo cáo tài chính… Những kỹ năng cứng này thường được quy chuẩn theo những quy trình và nguyên tắc cụ thể và được đào tạo ở những trường lớp chính quy.
Kỹ năng mềm là những kỹ năng giúp con người tự quản lý, lãnh đạo chính bản thân mình và tương tác với những người xung quanh để cuộc sống và công việc thật hiệu quả. Kỹ năng mềm bao gồm các kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng lắng nghe... Kỹ năng mềm thường khó quy chuẩn, phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng tương tác và khó có thể đo được. Giao tiếp với cấp trên khác với giao tiếp với khách hàng; giao tiếp với con cái khác giao tiếp với đồng nghiệp… Kỹ năng cứng là chỉ dùng trong công việc, tại nơi làm việc, trong thời gian làm việc. Còn kỹ năng mềm thì được dùng mọi lúc, mọi nơi và suốt đời. Đơn giản, kỹ năng cứng như việc đi xe máy, bạn chỉ dùng rất ít. Còn kỹ năng giao tiếp lúc nào bạn cũng phải dùng, ngay khi ngồi một mình bạn cũng phải biết giao tiếp với chính mình và giao tiếp với chính mình là quan trọng nhất. Hơn nữa, theo mức độ thành đạt và trưởng thành về tuổi tác, tỷ trọng sử dụng kỹ năng mềm ngày càng nhiều hơn.
Kỹ năng mềm dùng mọi lúc, mọi nơi, suốt đời, với mọi người và với chính mình. Càng thành đạt, càng cao tuổi chúng ta càng thiên về kỹ nang mềm hơn.
Thế giới thay đổi ngày càng nhanh, kỹ năng cứng ngày càng mềm hơn. Sau 4 năm đại học, thì tất cả kiến thức và kỹ năng cứng, kỹ năng chuyên môn của bạn đã trở nên lỗi thời, (Đó là chưa nói đến việc chậm trễ thay đổi giáo trình học và việc thiếu cập nhật của thầy giáo). Trong thời buổi phát triển đến chóng mặt của khoa học công nghệ, có rất nhiều ngành nghề mất đi nhanh chóng và được thay thế bằng các ngành khác. Ngay cả kỹ năng cứng – kỹ năng chuyên môn của một ngành nghề cũng cần được cải tiến, nâng cấp một cách liên tục. Ví dụ như: kỹ năng sử dụng điện thoại di động. Khi mới ra đời, ta chỉ cần nắm vững hai chức năng là nhấn nút để nhận cuộc gọi tới và bấm số để gọi đi. Ngày nay, điện thoại di động đã trở thành một văn phòng di động thực thụ. Nó giúp bạn nhận email, tìm đường đi, xem thời tiết, nói chuyện bằng hình ảnh với người thân ở cách xa hàng vạn dặm... Và nếu kỹ năng cứng của bạn như cũ, thì bạn chỉ sử dụng được gần 1/100 chức năng của điện thoại di động. Để theo kịp tốc độ thay đổi của thời đại kỹ năng cứng của bạn phải rất uyển chuyển, phải rất mềm. Muốn vậy, bạn cần nắm thật vững kỹ năng tự học và tự thích ứng. Kỹ năng mềm đó là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất để giúp bạn củng cố kỹ năng cứng, không bị đẩy ra ngoài lề xã hội.
Kỹ năng mềm thật cứng, thật vững vì nó hầu như không thay đổi theo thời gian, không gian. Ví dụ, để lắng nghe ở bất cứ thời đại nào, ở bất cứ dân tộc nào trên trái đất thì bạn vẫn cần kỹ năng mềm: “mắt chớp chớp, miệng đớp đớp, đầu gật như lạy phật”.
Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF) và Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) đã đưa ra bốn trụ cột của giáo dục là:
HỌC ĐỂ HIỂU BIẾT – năng lực nhận thức
1. Kỹ năng ra quyết định/ giải quyết vấn đề
2. Kỹ năng tư duy phân tích
HỌC ĐỂ LÀM NGƯỜI – năng lực cá nhân
3. Kỹ năng tăng cường khả năng kiểm soát bản thân
4. Kỹ năng quản lý cảm xúc
5. Kỹ năng quản lý căng thẳng và áp lực
HỌC ĐỂ CHUNG SỐNG – năng lực ứng xử
6. Kỹ năng giao tiếp ứng xử
7. Kỹ năng đàm phán/ từ chối
8. Cảm thông với người khác
9. Kỹ năng hợp tác và làm việc đồng đội
10. Kỹ năng gây ảnh hưởng
HỌC ĐỂ LÀM VIỆC – kỹ năng chuyên môn, kỹ năng cứng.
Rõ ràng kỹ năng mềm chiếm một tỷ trọng rất lớn - 3 trong 4 trụ cột.
Ông cha ta nói “Tiên học lễ hậu học văn”.
Nguyễn Du từng ca ngợi “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
Đức Phật dạy “Vạn pháp duy tâm tạo” – mọi thứ đều xuất phát từ tâm của ta. Điều đó được tạo ra từ Kỹ năng mềm.
Daniel Goleman cũng đã khẳng định: Kỹ năng cứng IQ chỉ chiếm 15%, kỹ năng mềm EQ chiếm 85% khả năng thành đạt của mỗi con người.
Ta hay nói rằng: “Làm thế nào để trở thành người kỹ sư xây dựng xuất sấc?” Và “Làm thế nào để trở thành người giáo viên toán xuất sắc?”. Ở đây, câu hỏi chung cho hai câu hỏi đó là: “Làm thế nào để trở thành người (tên nghề)... thành công xuất sắc?”
Cũng như vậy với tất cả các câu hỏi cho các ngành nghề khác nhau đều có chung một gốc: “Làm thế nào để trở thành người xuất sắc?”. Rõ ràng, kỹ năng làm người, kỹ năng sống, kỹ năng mềm là nền tảng cho tất cả các ngành nghề trong mọi thời đại. Vì vậy, chúng ta phải được tôi luyện kỹ năng mềm thật kỹ, thật rắn chắc – thật cứng. Thế giới công nghệ thay đổi càng ngày càng nhanh với gia tốc lớn. Chính vì vậy, kỹ năng cứng của bạn càng ngày càng phải mềm hơn.
Như vậy, để phát triển và thành công trong thời đại mới, kỹ năng cứng của bạn phải rất mềm và kỹ năng mềm thì cần thật sự cứng.
read more