Hiển thị các bài đăng có nhãn viet nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Ts. Phan Quốc Việt chứng minh sức mạnh của phi ngôn từ bằng bài tập "Ăn nhót"
"Cái có thật và không có thật là như nhau"
read more
Một ông nhà giàu đang ngồi trong chiếc xe hơi đắt tiền chạy khá nhanh trên đường phố. Từ phía trước, ông nhìn thấy một đứa trẻ đang chạy ra từ giữa mấy chiếc xe đang đậu bên lề.
Ông giảm tốc độ nhưng khi xe chạy ngang chỗ ông đã nhìn thấy đứa trẻ thì chẳng có ai cả. Đột nhiên, ông nghe có tiếng đá ném vào cửa xe mình. Ông đạp ngay thắng, cho xe vòng trở lại chỗ viên đá được ném ra. Quả là có một đứa trẻ đang đứng giữa những chiếc xe đậu. Nhảy bổ ra khỏi xe, không kịp quan sát xung quanh, ông tóm lấy đứa trẻ, đè gí nó vào một chiếc xe gần đó và hét lên: “Mày làm cái quỷ gì thế hả?”. Cơn nóng giận bốc ngược lên đỉnh đầu, ông tiếp: “Chiếc xe này mới toanh, mày sẽ phải trả cả đống tiền vì cái viên đá của mày đấy.”
“Làm ơn, thưa ông. Con xin lỗi. Con không biết làm cách gì khác hơn” - cậu bé van nài - “Con ném viên đá là vì con đã từng vẫy ra hiệu nhưng không có một người nào dừng xe lại...” Nước mắt lăn dài trên má cậu bé khi nó chỉ tay về phía vỉa hè. “Nó là em con” - cậu bé nói - “Chiếc xe lăn từ trên lề đường xuống, nó bị ngã ra khỏi xe lăn, nhưng con không thể nâng nó dậy nổi”. Vừa thổn thức, cậu bé vừa năn nỉ: “Ông làm ơn giúp con đặt nó vào xe lăn. Nó đang bị đau, và nó quá nặng đối với con”.
Tiến lại chỗ đứa bé bị ngã, người đàn ông cố gắng nuốt trôi cái gì đó đang chẹn ngang cổ họng mình. Ông ta nâng đứa bé lên đặt vào chiếc xe lăn rồi rút khăn ra cố lau sạch các vết bẩn và kiểm tra mọi thứ cẩn thận một cách ngượng nghịu.
“Cám ơn rất nhiều, ông thật tốt bụng”. Đứa trẻ nói với ông cùng ánh nhìn biết ơn rồi đẩy em nó đi. Người đàn ông đứng nhìn mãi, sau cùng cũng chậm bước đi về phía xe của mình. Đoạn đường dường như quá dài.
Về sau, dù đã nhiều lần đưa xe đi sơn, sửa lại, nhưng ông vẫn giữ lại vết xước ngày nào như một lời nhắc nhở bản thân suốt cả cuộc đời.
Đôi khi, bạn không có thời gian để lắng nghe cho đến khi có một “viên đá” ném vào mình. Bạn sẽ chọn điều gì: Lắng nghe hay là chờ một viên đá?!
HÃY LẮNG NGHE TRƯỚC KHI BỊ NÉM ĐÁ
Sưu tầm!
read more
- Tớ điên tiết với cậu lắm rồi đấy, cậu nhẹ nhàng hơn ngay đi!
- Cậu bớt đểu đi một tí được không! Khó chịu lắm rồi!
- Cậu làm tớ tức hộc máu rồi! Vừa vừa thôi không thì đừng có trách!
Chúng ta thường vô lý. Làm cái không thể làm: điều chỉnh người khác.
Tự điều chỉnh chính mình! Luôn yêu đời, tiến bộ!
Cái gì xảy ra, ta không làm chủ được. Ta chỉ làm chủ được cảm xúc của mình!
Làm chủ cảm xúc hạnh phúc đời đời!
Tạ ơn Trời Đất Thánh Thần!
Ha ha ha....
Nhãn:
dao tao,
dien gia,
huan luyen,
ky nang,
ky nang mem,
ky nang song,
lam chu,
lap trinh,
nha giao,
phan quoc viet,
quan tri,
so mot,
tam the viet,
thu thach,
tri than tam,
triet ly,
tu giac,
viet nam,
vuot qua
|
Ngày 20/11 chúng ta đều thành kính tri ân các thầy, cô đã hỗ trợ mình được như bây giờ.
Các cụ dặn:
- Không thày đố mày làm nên.
- Học thày không tày học bạn.
Quan trọng nhất: muốn xán lạn phải tự học chính mình.
Thầy nào cũng chỉ có một thời gian nhất định, dù ít dù nhiều.
Chỉ có một người thầy luôn đồng hành cùng mình mà đôi khi mình lại quên mất.
Ta chính là người thầy đích thực nhất, vĩ đại nhất luôn đồng hành cùng mình.
Tại sao dân ta còn nghèo, khổ, nhục?
Câu hỏi này luôn luôn vừa ám ảnh vừa thúc đẩy tớ.
99% thường thua trước trận đấu:
- Em chả có khả năng học tiếng Anh đâu!
- Quê em nghèo lắm!
- Cả làng nhà em đã bao giờ có ai có xe con riêng đâu!
...
- Không đến lượt nhà mình đâu con ạ!
- Thôi, đừng, chả đến lượt mình....
Và chỉ còn lại 1/99 nhảy vào cuộc. Khi vào cuộc rôi thì với bản tính nóng vội, nhỏ lẻ, tiểu thương, tiểu nôngi, một phát ăn ngay chưa làm đã nản, chúng ta đễ đầu hàng, bỏ cuộc chỉ còn 1/99 dấn thân đến thắng lợi cuối cùng. Đơn giản như vật tây. Bạn đừng nghĩ là nó thắng dễ dàng. Nó cũng đuối lắm rồi, cũng mệt lắm rồi, muốn bỏ lắm rồi, mỗi là bạn lại bỏ cuộc trước nó! Thế là nó thắng, ta thua!
Rất khó thành công ở Việt Nam vì chả ai muốn và chả ai dám xuất sắc, vĩ đại cả. Ngay cả đụng đến mấy từ đó là rất kiêng kị. Nếu nói tôi muốn xuất sắc, tôi muốn vĩ đại là đã bị cho là khùng điên, thần kinh rồi. Tây thì vô tư: Exellent! Great! Awsome! You Rock!....
Phật dạy: Ý, khẩu, thân. Nếu không có ý, không nói ra làm sao thân hành động được.
Ta được khen khi nói: em kém lắm, đất nước em chả ra làm sao cả....
Khá hơn một tẹo, của ta là:
- Tàm tạm,
- Không đến nỗi nào,
- Rưa rứa,
-...
Khá hơn một tẹo, của ta là:
- Tàm tạm,
- Không đến nỗi nào,
- Rưa rứa,
-...
Nên mọi thứ của chúng ta nhiều nhất cũng chỉ tàm tạm, rưa rứa, không đến nỗi nào...
Hãy lập trình lại chính mình: Ngay & luôn cam kết dấn thân xuất sắc vượt trội, phụng sự kiệt xuất, giàu sang vinh quang, chết cũng lết đến đích.
Chả ai nói, chả ai làm, mình nói, mình là chắc chắn thành công mĩ mãn!
Hãy là 1/1000 tinh túy!
Tạ ơn Trời Đất Thánh Thần!
Ha ha ha...
"Làm việc là nghĩa vụ lớn lao nhất của tất cả chúng ta.
Tôi sẽ không là ai cả, tôi sẽ không làm được gì, tôi sẽ không đạt được gì, nếu không làm việc.
Khi tôi nghèo, tôi làm việc.
Khi tôi giàu, tiếp tục làm việc.
Khi tôi phải chịu sự không công bằng, trách nhiệm là làm việc.
Khi hạnh phúc, tiếp tục làm việc.
Khi tôi thất vọng, tôi làm việc.
Khi tôi đau ốm, tôi làm việc.
Khi niềm tin của tôi bị dao động, tôi làm việc.
Khi giấc mơ của tôi bị tan vỡ và mọi hi vọng dường như tan biến, tôi làm việc.
Tôi làm việc là khi cuộc sống của tôi đang trong nguy hiểm - và tôi thực sự làm việc.
Không quan trọng là tôi làm gì nhưng làm việc.
Làm việc thực sự, làm việc tận tình.
Làm việc là phương thuốc cho sự bình an hiệu nghiệm nhất cho tinh thần và thể chất của mọi chúng ta." – Khuyết danh.
“Lao động là vinh quang”. Chỉ có lao động con người mới thực sự sống động, sung sướng, hạnh phúc và thành công.
Trong lúc khủng hoảng càng phải dấn thân lao động tích cực, sáng tạo!
Làm việc - Ăn tiệc!
Tạ ơn Trời Đất Thánh Thần!
Ha ha ha..... read more
Mỗi khi ta thấy công việc hoặc sức khỏe suy giảm, suy yếu ta thường buồn chán, ca thán.
Nhiều khi đó là dấu hiệu phải dịch chuyển! Điềm báo phải dịch chuyển! Trời Đất Thánh Thần báo hiệu cho ta, cảnh tỉnh ta đừng có ngồi rung đùi tự đắc tự mãn nữa. Phương thức cũ không còn hợp thời nữa. Phải dịch chuyển ngay thôi. Cách sống cũ, cách làm ăn cũ đã hết thời rồi.
Làm như cũ mà mong kết quả mới là điên!
Hãy dành thời gian tĩnh tâm nghe tiếng lòng ta, nghe tiếng đất trời để định vị, dịch chuyển.
Nhớ trong rủi có may. Trong nguy cơ có cơ, cơ may. Cái gì đã xảy ra là có lý của nó. Việc của ta là tĩnh tâm thiền định nhìn ra cái lý.
Ví dụ, khủng hoảng kinh tế là báo hiệu cho thấy phải cải cách. Mỗi tội ta nhìn nhận chậm quá, ngại thay đổi, sợ đau đớn, níu kéo cái cũ, cái dễ ăn tồi để cái phải ra đi cái lỗi thời kéo ta chìm lụt luôn.
Dịch chuyển, dịch chuyển và dịch chuyển!
Suy thoái của cái cũ là mầm mống của trào lưu quí phải mới!
Biết nhún để nhảy!
Biết lùi xa lấy đà để nhảy vọt!
Ai ai cũng hô hào đổi mới: đổi mới thế
giới, đổi mới đất nước, đổi mới cơ quan, đổi mới… Cách mạng đích thực là
cải cách chính cái mạng của mình. Chọn cách này ta sẽ đau đớn, khó
chịu, khổ sở. Nhưng đó mới là cái gốc của đổi mới. Tiến trình đổi mới
chuẩn mực: Tu thân, tề gia, trị quốc bình thiên hạ.
Câu
chuyện kể về một nhà vua, sau chuyến vi hành của mình thì đôi chân bị
sưng lên đau nhức. Sở dĩ như vậy là vì những con đường trên vương quốc
của ông rất gồ ghề và nhiều đá sỏi. Ông quyết định truyền lệnh phải trải
thảm da cho tất cả các con đường của vương quốc mỗi lần ông đi vi hành.
Thấy vậy, một đại thần đã hiến kế cho nhà vui rằng, chỉ cần nhà vua may
một đôi giày với tấm lót bằng da ở dưới thì nhà vua đi tới đâu đôi chân
của ngài cũng bước trên những tấm da êm ái.
- Đổi mới những thứ bên ngoài
- Tự đổi mới bản thân
Nếu để cuộc sống trôi qua một cách tự nhiên, mọi thứ đều tuân theo quy luật: sinh, lão, bệnh, tử. Ta đang còn rất trẻ, đang đứng đầu trong tổ chức nhưng chỉ một thời gian, ta sẽ già hơn và rất có thể đứng ở vị trí cuối bảng trong chính tổ chức của mình. Thế giới biến đổi với tốc độ chóng mặt. Nhất là trong thời đại của 4G. Muốn tiếp tục tồn tại và phát triển ta cần phải đổi mới.
Thông thường người ta chọn cách 1 – Đổi mới những thứ bên ngoài bằng việc thay đổi chỗ làm việc. Họ nhảy từ công ty này sang công ty khác, hoặc chuyển sang dự án mới. Cách này có vẻ rất dễ. Khi đến chỗ mới, ta sẽ có lợi thế từ kinh nghiệm của nơi cũ và ta có điều kiện học thêm những điều mới mẻ. Vì vậy, ta sẽ hăng say và hào hứng làm việc hơn. Nhưng sau một thời gian, chu trình cũ sẽ lặp lại, ta tiếp tục rơi vào tụt hậu: lão, bệnh, tử. Và ta tiếp tục nhảy việc. Tuy vậy, mọi người vẫn chọn cách này vì cách này rất dễ làm. Nhất là khi ta đã có kinh nghiệm phỏng vấn tìm việc.
Một số ít người chọn cách 2 – Tự đổi mới bản thân. Cách mạng đích thực là cải cách chính cái mạng mình. Chọn cách này, ta sẽ đau đớn, khó chịu, khổ sở hơn. Nhưng đó mới là cái gốc của đổi mới. Và khi ta đã rèn được thành thói quen tự đổi mới và biến thách thức thành thích thú, đam mê, điều đó sẽ cho ta nền tảng vững chắc để luôn tiến bộ và vươn lên. Thế giới luôn thay đổi. Ta không thể thay đổi được thế giới mà cần thay đổi chính mình để thích nghi, thay đổi hay là chết. Không tiến thì biến.
Những áng văn sau đây được tìm thấy trên lăng mộ của một mục sư người Anh:
Khi tôi còn trẻ, trí tưởng tượng của tôi không giới hạn. Tôi mơ ước có thể thay đổi cả thế giới này.
Khi trưởng thành và già dặn hơn một chút, tôi nhận thấy thế giới chẳng đổi thay gì cả. Vì vậy tôi thu hẹp ước mơ của mình và quyết định sẽ làm thay đổi đất nước của tôi. Nhưng dường như đất nước tôi cũng chẳng có gì dịch chuyển.
Khi lập gia đình, tôi đã cố gắng hết sức hòng làm thay đổi gia đình tôi và những người thân của tôi. Nhưng họ chẳng mảy may có ý tưởng gì về điều đó.
Và giờ đây, khi đang hấp hối trên giường tôi chợt nhận ra: chỉ khi nào tôi thay đổi được bản thân mình thì tôi mới thay đổi được gia đình tôi.
Từ sự cổ vũ, khích lệ của họ tôi sẽ sống có ích hơn cho đất nước.
Và ai mà biết được, không chừng nhờ thế tôi sẽ thay đổi cả thế giới cũng nên.
Nhiều công ty, cá nhân nổi lên nhờ tự đổi mới, những chỉ một thời gian ngắn lại rơi vào tụt hậu vì họ rung đùi tự mãn. Họ đã nhanh chóng quên rằng mình được nổi lên là nhờ tự đổi mới. Nhất là trong thời đại ngày nay, khi công nghệ thông tin trong lòng tay mỗi người, thì tốc độ đổi mới của ta ngày càng phải gia tăng. Phải biến tự đổi mới thành văn hóa!
Hãy học loài chim ưng:
Cuộc đời chim ưng kéo dài khoảng 70 năm. Nhưng để sống được quãng đời đó, nó phải trải qua một quyết định khó khăn.
Đến 40 năm tuổi, móng vuốt chim ưng dài ra, mềm đi làm nó không còn bắt và quắp mồi được nữa. Mỏ dài và sắc của nó nay cùn đi, cong lại… Đôi cánh trở nên nặng nề với bộ lông mọc dài làm nó vất vả khi bay lượn, bắt mồi.
Lúc này, nó đứng trước hai sự lựa chọn:
Một là cứ như vậy và chịu chết.
Hai là: nó sẽ phải tự trải qua một tiến trình thay đổi đau đớn kéo dài 150 ngày. Trong tiến trình đó, nó bay lên một đỉnh núi đá và gõ mỏ vào đá cho đến khi mỏ cũ gãy đi. Chim ưng chờ cho mỏ mới mọc ra, rồi dùng mỏ bẻ gẫy các móng vuốt cũ đã mòn. Khi có móng vuốt mới, nó nhổ các lông già trên mình đi. Và sau năm tháng, chim ưng lại bay lượn chào mừng cuộc tái sinh và sống thêm ba mươi năm nữa.
Như vậy, để tồn tại, ta phải “Tự đổi mới”. Đôi khi cần phải loại bỏ những ký ức, quá khứ, thói quen già cỗi. Đồng thời, cần có một hoài bão lớn ở tương lại. Khi đó, chúng ta mới đi đúng hướng, mới thoát khỏi vùng tự mãn. Chỉ khi thoát khỏi gánh nặng của quá khứ, chắt lọc lại những tinh tú nhất, những phương thức hay nhất, hướng tới tương lai hoành tráng, ta mới sống hết mình trong hiện tại được. Hệt như ngôi nhà của ta, nhiều khi ta phải đập phá chính cái mình đã lập ra. Phải vượt lên chính mình. Việc này chắc chắn gian khổ nhưng cũng là cơ hội để ta vươn lên một tầm cao mới.
Vậy, trong bối cảnh hiện nay, đâu sẽ là thời điểm của mỗi cá nhân, của từng doanh nghiệp “tự đổi mới”?
Hiện tại, kinh tế đang khủng hoảng, đó cũng là may mắn. Khủng hoảng bắt tất cả các cá nhân các tổ chức phải nhìn lại mình, đánh giá lại mình, tái định vị lại để tiến tiếp. “Nguy cơ” là trong “nguy” có “cơ”, trong “cơ” có “nguy”. Vấn đề không phải cái gì xảy ra mà quan trọng là ta xử lý như thế nào. Hãy biến khó khăn thành thách thức, thành cơ hội để “tự đổi mới” chính mình, cho một tầm cao mới trong tương lai.
Tiến trình đổi mới chuẩn mực: Tu thân, tề gia, trị quốc bình thiên hạ.
Nguồn:
Theo Nhịp sống Sài Gòn
read more
Ts. Tâm Việt:
Kỹ năng làm người, kỹ năng mềm là nền tảng thành đạt của bất cứ ngành nghề nào, nó
rất ít thay đổi, vì vậy, phải được tôi luyện thật kỹ, thật rắn chắc – thật
cứng. Kỹ năng cứng – kỹ năng nghề nghiệp, thay đổi quá nhanh nên phải rất mềm
và luôn được điều chỉnh thì bạn mới không bị đẩy ra ngoài lề cuộc sống.
“Năm 2011, tỉ lệ SV ra trường làm việc trái ngành rất cao, tới 50%, thậm
chí có khảo sát đưa ra tỉ lệ tới 85%. Phần lớn người làm việc trái ngành vì bắt
buộc, không thể tìm được việc đúng chuyên ngành đào tạo, nhưng cũng không ít
người thành công với việc làm trái ngành”. (Theo Lao Động Online). Ngay cả tác giả của bài này,
người đã bỏ ra 10 năm sung sức nhất của thời trai trẻ để bảo vệ luận án tiến sĩ
toán lý, vậy mà bây giờ, ông đang làm giảng viên đào tạo Kỹ năng mềm, hoàn toàn
trái ngược với ngành nghề mà ông được đào tạo. Và ngay cả bạn – người đang đọc
những dòng này, bạn có làm đúng nghề được học hay không? Và nếu bạn làm đúng
nghề thì những kỹ năng cứng – kỹ năng chuyên môn của bạn so với thời đi học còn
lại bao nhiêu phần trăm? Hay bạn đã được đào tạo mới hoàn toàn 100%.
Ta thấy rõ ràng rằng:
việc làm, khả năng thành đạt và kỹ năng chuyên môn (Kỹ năng cứng), không phải
lúc nào cũng ăn nhập với nhau. Sao lại thế? Tại sao lại thế?
Thế kỷ 21 là thế kỷ dựa
vào kỹ năng, nhưng chúng ta được nhồi nhét quá nhiều kiến thức. Không chỉ có
vậy, những kiến thức đó cực kỳ khó học và hơn nữa đó là, nó không bao giờ được
dùng đến. Điều đó cũng như việc, nhà nghèo mà ta lại đi sắm những đồ vật rất
đắt tiền để mang về và cất vào xó bếp hoặc để ở gầm cầu thang, gậm giường,
khiến nhà cửa thêm bề bộn và chật chội.
“Không thể giải quyết
vấn đề mới bằng chuẩn mực cũ”. “Làm như cũ mà mong kết quả mới là điên”.
Cũng trong thế kỷ 21
này, chỉ bằng điện thoại di động, qua internet, trong mấy phần nghìn giây,
chúng ta hoàn toàn có được những thông tin cập nhật nhất về bất kỳ loại kiến
thức nào. Chúng ta thay việc khổ sở học vẹt của mình (và ngay cả khi ta thuộc
lòng rồi thì cũng không bao giờ sử dụng) bằng thời gian để rèn kỹ năng, thì chất
lượng cạnh tranh của nguồn nhân lực nước nhà chắc chắn sẽ được nâng lên rất
nhiều.
Dựa trên phương diện
nghề nghiệp người ta phân chia kỹ năng thành 2 loại là: Kỹ năng cứng
và Kỹ năng mềm.
Kỹ năng cứng là những kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng chuyên môn, giúp con người thực thi những công việc cụ thể đạt được những tiêu
chuẩn nhất định. Kỹ năng cứng thường gắn liền với các tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc tuân theo các trình tự, thủ tục hành chính nhất
định của từng tổ chức và có thể đo được. Các kỹ năng cứng mà chúng ta có thể thấy rõ trong xã hội như: kỹ năng hàn, kỹ năng lái
ô tô; kỹ năng xây tường, kỹ năng vẽ thiết kế, kỹ năng làm báo cáo tài chính… Những kỹ năng cứng
này thường được quy chuẩn theo những quy trình và nguyên tắc cụ thể và được đào
tạo ở những trường lớp chính quy.
Kỹ năng mềm là những kỹ năng giúp
con người tự quản lý, lãnh đạo chính bản thân mình và tương tác với
những người
xung quanh để cuộc sống và công việc thật hiệu quả. Kỹ năng mềm
bao gồm các kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng
xử, kỹ năng lắng nghe... Kỹ năng mềm thường khó quy chuẩn, phụ thuộc rất
nhiều vào đối tượng
tương tác và khó có thể đo được. Giao tiếp với cấp trên khác với giao
tiếp với
khách hàng; giao tiếp với con cái khác giao tiếp với đồng nghiệp… Kỹ
năng cứng là chỉ dùng trong công việc, tại nơi làm việc, trong
thời gian làm việc. Còn kỹ năng mềm thì được dùng mọi lúc, mọi nơi và
suốt đời. Đơn giản, kỹ
năng cứng như việc đi xe máy, bạn chỉ dùng rất ít. Còn kỹ năng giao tiếp
lúc
nào bạn cũng phải dùng, ngay khi ngồi một mình bạn cũng phải biết giao
tiếp với
chính mình và giao tiếp với chính mình là quan trọng nhất. Hơn nữa, theo
mức độ
thành đạt và trưởng thành về tuổi tác, tỷ trọng sử dụng kỹ năng mềm ngày
càng
nhiều hơn.
Kỹ năng mềm dùng mọi lúc, mọi nơi, suốt đời, với mọi
người và với chính mình. Càng thành đạt, càng cao tuổi chúng ta càng thiên về
kỹ nang mềm hơn.
Thế giới thay đổi ngày
càng nhanh, kỹ năng cứng ngày càng mềm hơn. Sau 4 năm đại học, thì tất cả kiến
thức và kỹ năng cứng, kỹ năng chuyên môn của bạn đã trở nên lỗi thời, (Đó là
chưa nói đến việc chậm trễ thay đổi giáo trình học và việc thiếu cập nhật của
thầy giáo). Trong thời buổi phát triển đến chóng mặt của khoa học công nghệ, có
rất nhiều ngành nghề mất đi nhanh chóng và được thay thế bằng các ngành khác.
Ngay cả kỹ năng cứng – kỹ năng chuyên môn của một ngành nghề cũng cần được cải
tiến, nâng cấp một cách liên tục. Ví dụ như: kỹ năng sử dụng điện thoại di
động. Khi mới ra đời, ta chỉ cần nắm vững hai chức năng là nhấn nút để nhận
cuộc gọi tới và bấm số để gọi đi. Ngày nay, điện thoại di động đã trở thành một
văn phòng di động thực thụ. Nó giúp bạn nhận email, tìm đường đi, xem thời
tiết, nói chuyện bằng hình ảnh với người thân ở cách xa hàng vạn dặm... Và nếu kỹ năng cứng của bạn như cũ, thì bạn
chỉ sử dụng được gần 1/100 chức năng của điện thoại di động. Để theo kịp tốc độ
thay đổi của thời đại kỹ năng cứng của bạn phải rất uyển chuyển, phải rất mềm. Muốn
vậy, bạn cần nắm thật vững kỹ năng tự học và tự thích ứng. Kỹ năng mềm đó là một
trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất để giúp bạn củng cố kỹ năng cứng, không
bị đẩy ra ngoài lề xã hội.
Kỹ năng mềm thật cứng, thật
vững vì nó hầu như không thay đổi theo thời gian, không gian. Ví dụ, để lắng
nghe ở bất cứ thời đại nào, ở bất cứ dân tộc nào trên trái đất thì bạn vẫn cần
kỹ năng mềm: “mắt chớp chớp, miệng đớp đớp, đầu gật như lạy phật”.
Quỹ nhi đồng liên hiệp
quốc (UNICEF) và Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO)
đã đưa ra bốn trụ cột của giáo dục là:
HỌC ĐỂ HIỂU BIẾT
– năng lực nhận thức
1. Kỹ năng ra
quyết định/ giải quyết vấn đề
2. Kỹ năng tư
duy phân tích
HỌC ĐỂ LÀM NGƯỜI – năng lực cá nhân
3. Kỹ năng tăng cường khả năng kiểm
soát bản thân
4. Kỹ năng quản lý cảm xúc
5. Kỹ năng quản lý căng thẳng và áp lực
HỌC ĐỂ CHUNG SỐNG – năng lực ứng xử
6. Kỹ năng giao tiếp ứng xử
7. Kỹ năng đàm phán/ từ chối
8. Cảm thông với người khác
9. Kỹ năng hợp tác và làm việc đồng đội
10. Kỹ năng gây ảnh hưởng
HỌC ĐỂ LÀM VIỆC – kỹ
năng chuyên môn, kỹ năng cứng.
Rõ ràng kỹ năng mềm
chiếm một tỷ trọng rất lớn - 3 trong 4 trụ cột.
Ông cha ta nói “Tiên
học lễ hậu học văn”.
Nguyễn Du từng ca ngợi
“Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
Đức Phật dạy “Vạn pháp
duy tâm tạo” – mọi thứ đều xuất phát từ tâm của ta. Điều đó được tạo ra từ Kỹ
năng mềm.
Daniel Goleman cũng đã khẳng
định: Kỹ năng cứng IQ chỉ chiếm 15%, kỹ năng mềm EQ chiếm 85% khả năng thành
đạt của mỗi con người.
Ta hay nói rằng: “Làm
thế nào để trở thành người kỹ sư xây dựng xuất sấc?” Và “Làm thế nào để trở
thành người giáo viên toán xuất sắc?”. Ở đây, câu hỏi chung cho hai câu hỏi đó
là: “Làm thế nào để trở thành người (tên
nghề)... thành công xuất sắc?”
Cũng như vậy với tất cả
các câu hỏi cho các ngành nghề khác nhau đều có chung một gốc: “Làm thế nào để trở thành người xuất sắc?”.
Rõ ràng, kỹ năng làm người, kỹ năng sống, kỹ năng mềm là nền tảng cho tất cả
các ngành nghề trong mọi thời đại. Vì vậy, chúng ta phải được tôi luyện kỹ năng
mềm thật kỹ, thật rắn chắc – thật cứng. Thế giới công nghệ thay đổi càng ngày
càng nhanh với gia tốc lớn. Chính vì vậy, kỹ năng cứng của bạn càng ngày càng phải mềm hơn.
Như vậy, để phát triển và thành công trong thời đại mới, kỹ năng cứng của bạn phải rất mềm và
kỹ năng mềm thì cần thật sự cứng.
Nguồn:
Theo Nhịp sống Sài Gòn
read more
Ts.Tâm
Việt: Khi trí đạt đến mức thấu hiểu được gọi là “Trí tuệ”, khi thân đạt
đến mức điêu luyện được gọi là “Thân tuệ” và khi tâm đạt đến mức đam
mê, được gọi là “Tâm tuệ”. Khi cùng một thời điểm cả ba cùng đạt được
cảnh giới đó, con người trở nên Minh Huệ. Đó là khi tam tài nhất thể,
tam tuệ đồng tâm, chúng ta tạo ra được kết quả xuất sắc vượt trội nhất,
tạo ra giá trị tuyệt hảo nhất cho cuộc đời.
Trong tiểu sử của nhà soạn nhạc nổi tiếng thế kỷ
19, Beethoven, có viết “Đến 1818, Beethoven đã 50 tuổi, Beethoben
điếc hẳn cả hai tai và sáng tác Bản
Giao hưởng Số 8 rồi bản Giao hưởng Số 9 ra đời, sau đó còn sáng tác thêm Bản
Lễ ca trang trọng, những sonata
cuối cùng: Liên tấu cho đàn piano
và Tứ tấu. Trong toàn bộ di sản
của Beethoven, những tác phẩm này nổi bật hơn cả, chủ yếu vì chúng đã vượt ra
ngoài các truyền thống cổ điển với lối diễn đạt hết sức thoải mái, các tâm trạng
khác nhau của thế giới
nội tâm”.
Âm nhạc lúc này với Beethoven không còn chỉ trong trí tuệ của
ông mà nó đã bùng cháy trong con tim và lan tỏa khắp thân thể ông. Ông không
nghe nhạc bằng tai nữa mà nghe bằng trái tim và cảm nhận bằng cả cơ thể mình.
Hoặc nói theo một cách khác, khi đó Tâm-Thân-Trí của Beethoven hợp nhất hòa quyện
làm một, tuôn trào thành những tác phẩm vĩ đại. Vì nhạc của ông tuôn trào từ
hòa tấu Tâm-Thân-Trí cho nên nó cũng nhập vào người nghe qua cảm nhận của cái một,
cái người nhất, cái nhất thể Tâm-Thân-Trí và người nghe đạt được đỉnh điểm của
rung cảm.
Nếu bạn hỏi Achimede ông nghĩ gì khi trần truồng nhảy ra khỏi
bồn tắm sung sướng hét vang “Eureka – nó đây rồi!”. Tại sao ông không tìm thấy
nguyên lý Achimede khi ngồi cặm cụi tư duy trên bàn giấy? Bạn có thể hỏi Newton
nghĩ gì khi ngồi trong vườn thấy quả táo rơi và phát minh ra định luật vạn vật
hấp dẫn. Và bạn có thể hỏi Công Vinh anh đã lắc đầu như thế nào để có quả đánh
đầu tuyệt hảo vào góc chết của khung thành Macao! Bạn có thể hỏi các vĩ nhân
trong bất cứ lĩnh vực nào dù là nghệ thuật, chính trị hay kinh tế… làm sao họ
có những thời điểm xuất thần. Một đáp án chung cho tất cả các kết quả vĩ đại là
hài hòa nhất thể tam tài, giao thoa cộng hưởng của tâm - thân - trí.
Bạn hãy nhìn vào lòng bàn tay mình. Chúng thường có ba đường
chỉ tay: đường trên cùng là Tâm Đạo, đường giữa là Trí Đạo và đường dưới cùng
là Thân Đạo. Rõ ràng ba đường luôn đồng hành cùng nhau, luôn trong long bàn tay
chúng ta. Ông trời ban cho chúng ta ba nhạc cụ tâm - thân - trí để tạo nên bản hòa tấu
cuộc đời. Cái lỗi của chúng ta là không biết kết hợp hài hòa, thường hay thiên
lệch.
Trí ở đây thể hiện mức độ nhận biết, thấu hiểu của con người
trước một công việc hay sự kiện đang diễn ra. Tâm thể hiện yêu thích, sung sướng
và đam mê trong công việc của một người. Và Thân thể hiện kỹ năng thực hiện
công việc một cách chuyên nghiệp, điêu luyện. Khi trí đạt đến mức thấu hiểu được
gọi là “Trí tuệ”, khi tâm đạt đến mức đam mê, được gọi là “Tâm tuệ” và khi thân
đạt đến mức điêu luyện được gọi là “Thân tuệ”. Kết quả của một công việc mà
chúng ta làm bằng sự thấu hiểu của trí, đam mê của tâm và điêu luyện của thân sẽ
là kết quả xuất sắc và vượt trội nhất tạo ra giá trị tuyệt hảo nhất cho cuộc đời.
Khi cùng một thời điểm cả ba cùng đạt được cảnh giới đó, con người trở nên Minh
Huệ, đó là khi tam tài nhất thể, tam tuệ đồng tâm.
Trong cuộc sống lứa đôi cũng vậy. Nếu lấy nhau chỉ vì cảm xúc
sẽ mù quáng khó bền lâu, nếu lấy vì tính toán thì liệu đó có là tình yêu, nhưng
nếu chỉ hoàn toàn thân xác thì liệu có hơn súc vật! Người bạn đời lý tưởng khi
được ba trong một: vừa là bạn tri kỷ (Trí), vừa là người tình nồng thắm (thân) vừa
là người yêu nồng hậu (tâm).
Ta cùng khảo cứu mô hình tâm - trí - thân để kết hợp hài hòa hơn, mang lại hiệu
quả cho cuộc đời hơn.
Máy tính đại diện cho trí, hoàn toàn thiên về tính toán
logic, phân tích nhận định. Trẻ thơ đại diện cho Tâm, hoàn toàn cảm xúc và tình
cảm trong trắng, chưa biết đúng sai, chưa thể hành động. Búa máy đại diện cho
thân, chỉ biết hành động máy móc không toán, không tình cảm.
Khi trí và tâm giao thoa với nhau sẽ tạo ra một kiểu người được
“cụ già”, hiểu nhiều biết nhiều, yêu thương tình cảm nhưng sức cùng lực kiệt, lực
bất tong tâm, không thể làm được gì đáng kể. Khi trí và thân giao thoa với nhau
sẽ tạo ra một kiểu người “Robot”, làm việc chính xác nhanh nhạy nhưng vô hồn vô
cảm. Khi chỉ có tâm và thân giao thoa với nhau thì sẽ tạo ra một kiểu người “con
vật”, tình cảm và hành động chính xác nhanh nhẹn nhưng không biết tính toán,
không biết phân tích và tổng hợp để cho ra những giải pháp tốt nhất. Đó cũng là
thể hiện của ba kiểu người thiên lệch đang phổ biến hiện nay. Khi ta biết kết hợp
hài hòa “cụ già”, “búa máy” và “con vật” chúng ta sẽ tạo ra được con ngời lý tưởng:
tâm sang, thân tài, trí cao. Đúng như cha ông ta đã dạy “một cây làm chẳng nên
non, 3 cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Nhưng lâu nay, đa số chúng ta thiên quá nhiều vào việc phát
triển trí tuệ của mình mà bỏ qua việc tu tâm và luyện thân. Điển hình trong giáo
dục, học sinh, sinh viên ngày nay được học
quá nhiều về các lý thuyết nhồi nhét thông tin còn kỹ năng và thái độ bị coi nhẹ.
Nếu có được học về kỹ năng và thái độ đó cũng chỉ là những lời khuyên lý thuyết.
Phương pháp giảng dạy là “đọc, chép”, nhờ công nghệ đã có chút ít cải cách lên
“chiếu chép”. Đó là lý do vì sao thế hệ trẻ ngày nay biết rất nhiều điều, ù lì,
lười hành động và ít đam mê. Ngay cách làm cải cách giáo dục của chúng ta cũng
thiên về trí, bàn quá nhiều, tốn quá nhiều giấy bút và hội họp, không có mô
hình thử nghiệm. Rõ rang muốn cái cách giáo dục phải:
Tu tâm – Rèn thân – Luyện trí để
Tâm sáng – Thân tài – Trí cao. “Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như
kiềng ba chân”. Ai cũng thấy rõ ràng, Trí – Tâm – Thân là ba phần tạo nên một
người toàn diện. Ta không thể sống mà thiếu đi trái tim, cũng không thể sống mà
thiếu tay chân và chắc chắn không thể sống nếu đầu rỗng tuếch không não. Phát
triển toàn diện là một trong nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục. Giáo dục là giáo dục
toàn diện để con người phát triển hài hòa cả tâm – thân – trí.
“Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực là quốc sách”. “Hiền tài
la nguyên khí quốc gia”. Con người phải là kết hợp hài hòa của hiền và tài. Hiền
là tâm, tài là thân và trí. Nguyên khí quốc gia chỉ được tác thành khi mà trí
tâm thân nhất thể cộng hưởng tuôn trào các giá trị cho đời.
Cốt cách, tính cách hay nhân cách là sự thể hiện hài hòa của
nhất thể tam tài tâm - thân - trí. Chỉ khi chúng ta tạo dựng được nhân cách Việt đủ
mạnh thì mới có thể cùng nhau tạo dựng được hào khí Việt mãi mãi hùng cường.
Nguồn:
Theo Nhịp sống Sài Gòn
read more
Nhà nọ có hai anh em sinh đôi. Hai
người giống nhau một cách lạ kỳ. Hệt như hai giọt nước. Không chỉ hình dáng,
nét mặt, giọng nói mà cả tài năng, tính tình hai anh em cũng giống hệt nhau.
Cùng giỏi bơi lội. Cùng tài vẽ. Cùng rất thích và rất giỏi bóng đá. Cùng rất
yêu quí bạn bè....
Cả nhà đang sống yên vui, bỗng
nhiên, không hiểu vì lý do gì người bố sinh ra nghiện ngập. Ông say xỉn, đánh
nhau, ẩu đả như cơm bữa. Và cái gì phải đến đã đến, người bố bị vào tù vì tội
quá chén gây tai nạn.
Thật đáng buồn, cả hai anh em sinh
đôi cùng phải bỏ học. Ba năm sau, như “một lời nguyền định mệnh”, người em cũng
quá chén gây tai nạn và vào tù cùng bố. Còn người anh, sau khi bỏ học đã đi làm
thuê. Anh miệt mài phụng sự xuất sắc để kiếm tiền cứu vãn sự tan nát của cả
nhà. Anh nhanh chóng trở thành một người thợ giỏi rất được tin yêu. Ông chủ cao
tuổi lại muộn con, như chết đuối vớ được cọc, đã gả cô con gái độc nhất, rất
xinh đẹp cho người anh tài giỏi lại chịu khó kia. An tâm vì sự nghiệp và con
gái của mình đã có chỗ dựa vững chắc, ông thanh thản ra đi, giao cho người anh cai
quản toàn bộ gia tài giàu có của mình. Như trong chuyện cổ tích, xuất thân từ
một gia đình có bố và em cùng say rượu gây tai nạn và đi tù, thật kỳ diệu,
người anh đã “tái sinh xuất sắc giàu sang”.
Khi được hỏi tại sao mình lại trở
thành người như thế thì thật bất ngờ, cả hai anh em sinh đôi đều có một câu trả
lời “rất sinh đôi”: “Bố tôi thế tôi còn cách nào khác!”.
Sao lại thế? Tại sao lại thế? Hai giọt nước sinh đôi mà hai
số phận hoàn toàn khác biệt? Phải chăng đó là “Định mệnh”.
Có một câu hỏi thường trực trong mỗi người Việt: “Tại sao
người Việt mình thường rất giỏi, rất chăm mà chúng ta đa số luôn nghèo, khổ và
nhiều khi nhục nhã?”. “Vì sao đa số chúng ta luôn là người em bất hạnh trong
hai anh em sinh đôi?”
Có phải người Việt yếu kém, dân tộc Việt đớn hèn, luôn
bị chinh phục? Hoàn toàn không phải như vậy.
Người Việt có một năng lực tuyệt vời. Chúng ta có nhà
toán học Ngô Bảo Châu được xếp hàng đầu thế giới. Tiến sĩ Phillipp Roseler chỉ
là con mồ côi đất Việt mà làm phó thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử nước Đức. Tiến
Minh hồi nhỏ bị hen mà đã trở thành cầu thủ đẳng cấp cao của thế giới. Nhạc cổ
điển không phải là phổ biến ở nước ta thế mà Đặng Thái Sơn là người châu Á đầu
tiên đoạt Huy chương vàng tại cuộc thi âm nhạc quốc tế Chopin. Dân tộc Việt đã
từng nhiều lần oanh liệt đánh tan quân xâm lăng hùng mạnh như Nguyên Mông, đế
quốc Mĩ... Thời đánh đế quốc Mĩ, nhiều người dân trên thế giới đã “mơ ước sau một
đêm ngủ dậy thành người Việt”. Rõ ràng không phải năng lực người Việt thấp và dân
tộc Việt không thể sánh vai với các cường quốc năm châu.
Vậy “lời nguyền định mệnh” mà bấy lâu nay vẫn hằn sâu trong
người Việt, văn hóa Việt là gì? Làm thế nào hóa giải được lời nguyền để mỗi
người dân Việt và dân tộc Việt tái sinh xuất sắc giàu sang để dân giàu nước
mạnh?
Trong “7 thói quen của người thành đạt” Stephen Covey có
nhắc: “suy nghĩ tạo hành vi, hành vi tạo thói quen, thói quen tạo tính cách,
tính cách tạo số phận”. Suy nghĩ là khởi nguồn tạo nên số phận nhưng ít ai biết
cái gốc của vấn đề, cái gì tạo ra suy nghĩ. Cũng như khoa học, mỗi ngành đều có
một tiên đề khởi nguồn để từ đó tạo ra các định lý, các nguyên lý hoạt động. Ví
dụ như tiên đề của hình học phẳng là: hai đường thẳng song song không bao giờ
gặp nhau. Còn với con người, đó là đạo, là cái gốc, là những ngầm định nền
tảng, những giá trị cốt lõi, những điều đã hằn sâu trong tâm thức chúng ta và
là khởi nguồn của mọi tư duy, là cái gốc của số phận, cái tạo ra định mệnh.
Thái độ, ý chí chính là hệ điều hành, là phần mềm mặc định tạo nên định mệnh cho
máy tính – con người.
Chúng ta vẫn thường tự vấn: “Làm thế nào để đỡ khổ, đỡ
nghèo, đỡ nhục, đỡ ngu...”. Và từ bé chúng ta luôn được khuyên: “cố một tý cho
đỡ khổ, đỡ nghèo, đỡ nhục, đỡ ngu, ....”.
Câu trả lời là gì cho những trăn trở đó của chúng ta?
Hằn sâu trong đạo làm làm người, phần mềm mặc định, phương
thức sống của chúng ta là: “Ráng tí xíu cho đỡ nghèo, đỡ khổ, đỡ nhục...”.
“Ráng tí xíu” nghe quá hẹp hòi, nhỏ nhoi và khổ sở. Đáng buồn hơn của “ráng tí
xíu” là chỉ để “đỡ nghèo”, “đỡ khổ”, “đỡ nhục”, “đỡ ngu”... Đỡ nghèo vẫn là
nghèo. Đỡ khổ chỉ là khổ. Đỡ ngu thì làm sao thoát ngu. Văn hóa như vậy khiến
chúng ta mãi loay hoay trong cái định mệnh nhỏ nhoi của nghèo, khổ, nhục,
ngu... Để rồi “phận nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo”. Khi chúng ta luôn khuyên con cái: “cố gắng chăm học rồi
ba má chạy cho chỗ làm lương kha khá” thì chắc chắn định mệnh làm thuê, cuốc mướn
sẽ đeo đuổi người Việt mãi mãi.
Làm thế nào để hóa giải lời nguyền định mệnh khiến ta
luôn có tư tưởng làm thuê quốc mướn, nghèo khổ nhục nhã? Làm thế nào tái sinh
xuất sắc giàu sang để người Việt thành đạt hạnh phúc dân tộc Việt hào hùng muôn
thuở dù trên chiến trường hay thương trường?
Ta không thể chỉ lo lắng học để đi thi, cũng không thể
nhầm lẫn rất giữa công cụ và mục đích như vậy. Mục đích quyết định, định hướng
để xác định công cụ. Mục đích rõ ràng thì ta càng chuẩn bị công cụ rõ ràng, chuẩn
xác được vì “Không có nơi đến làm sao mà đi”. Học giỏi chỉ là công cụ. Công cụ
mà không có mục đích rõ ràng, cũng chỉ để mục ruỗng. Lãng phí lớn nhất của nước
ta là học một đường làm một nẻo. Người Việt đã thi được nhiều giải xuất sắc tầm
cỡ quốc tế. Thế nên, ta chỉ cần thay đổi mục đích của đào tạo thành: Tạo ra những
chủ nhân, những doanh chủ tầm cỡ thế giới, phụng sự xuất sắc giàu sang chính
đáng. Điều đó sẽ tạo những bước tiến thần kỳ cho Việt Nam.
Không chỉ
vậy, cuộc đời đơn giản hơn chúng ta nghĩ rất nhiều, đôi khi đơn giản một cách
lạ kỳ ít ngờ đến, đó là: “thấy hay làm theo ngay, thấy ngu làm ngược lại”. Chỉ
cần làm ngược lại với “ráng tí xíu” bằng “dấn thân phụng sự xuất sắc”. Ngược
với “nghèo, khổ, nhục” là “giàu sang vinh quang”. Thay vì “ráng tí xíu
cho đỡ nghèo, đỡ khổ...” chúng ta cần tạo dựng được văn hóa mạnh của người
Việt, văn hóa “phụng sự xuất sắc, giàu sang vinh quang”. Thay vì khuyên con cái “cố gắng chăm học rồi ba má chạy cho chỗ
làm lương kha khá” thì phải rèn cho con cháu ý chí “dấn thân phụng sự xuất sắc”
để trở thành những ông chủ, bà chủ của các doanh nghiệp giàu sang có chi nhánh ở
năm châu bốn biển. Chỉ một lựa chọn tưởng như rất nhỏ mà tạo ra kết quả khác biệt
bất ngờ.
Khi và chỉ khi “phụng sự xuất sắc, giàu sang vinh quang” được ngấm vào máu được lập trình trái tim, là
hệ điều hành được cài đặt mặc định trong mỗi người Việt từ già, trẻ, gái, trai và
ngay từ tấm bé, chắc chắn người Việt sẽ giàu, nước Việt sẽ mạnh. Chúng ta sẽ
không chỉ oanh liệt trên chiến trường mà còn huy hoàng trên thương trường.
“Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa”,
liệu câu ca đó có còn phù hợp với thời đại ngày nay? Khi mà, con người có một
khả năng kỳ lạ là: “Biến cái không tưởng thành bình thường”. Ta có thể bay lên
cung trăng, sao hỏa, sao kim, khoan sâu xuống lòng đất hàng chục cây số... Con
người được sinh ra để thực hiện các ước mơ. Khốn nỗi chúng ta dang bị “giấc mơ
con đề nát cuộc đời con”. Chúng ta mơ cũng rất nhỏ nhoi, cò con. Mơ mà còn “tiết
kiệm”.
Vậy thì vì sao ta không tạo dựng văn hóa “Phụng sự xuất sắc
– Giàu sang vinh quang” cho Việt Nam mình.
Muốn có những con người mạnh phải có một văn hóa mạnh.
Nội lực của người Việt của dân tộc Việt rất mạnh. Chúng ta cần có một “thần hiệu”
mạnh để kích hoạt tiềm năng con người, tiềm năng dân tộc, để thổi bùng lên hào
khí Việt. Khi và chỉ khi toàn dân đồng thanh, đồng chí, đồng khí, đồng lòng, muôn
người như một, thì dân tộc ta mạnh như vũ bão sẽ vươn lên vượt trội dù là chiến
trường hay thương trường. Dân tộc Việt đã từng làm kinh hồn khiếp vía quân xâm
lăng bằng thần hiệu “đánh” của hội nghị diên hồng, bằng thần hiệu “sát thát” để
thắng quân Nguyên Mông, bằng thần hiệu “không có gì quí hơn độc lập tự do” để
thắng đế quốc Mĩ.
Thần hiệu “Phụng sự xuất sắc – Giàu sang vinh quang” phải
nhập vào tâm, ngấm vào thân hằn vào trí, phải ngấm vào máu mỗi người dân Việt
để luôn luôn là ngọn đuốc soi đường, là kim chỉ nam cho mỗi hành động. Đó cũng chính
là “thần chiêu” hóa giải lời nguyền định mệnh “cố một tí cho đỡ nghèo đỡ khổ”
để chúng ta “tái sinh xuất sắc giàu sang”, giúp đất nước dịch chuyển lên một
tầm cao mới để dân Việt giàu, nước Việt mạnh.
Cách giải quyết vấn đề, cách trả lời
câu hỏi rất quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là cách đặt vấn đề, cách đặt câu
hỏi. Khi biết đặt vấn đề đúng, đặt câu hỏi đúng thì câu trả lời sẽ đến. Câu trả
lời luôn nằm sẵn trong câu hỏi. Chính cách đặt vấn đề, cách đặt câu hỏi là “lời
nguyền định mệnh” và cũng là “thần dược để tái sinh xuất sắc giàu sang”. Ta
chính là câu hỏi thường trực trong đầu ta. Số phận là kết quả của hệ điều hành,
của phần mềm mặc định, kết quả của ý chí, của lập trình trái tim. Hãy thay hệ
điều hành mặc định “làm thế nào đỡ nghèo” bằng thần hiệu “Phụng sự xuất sắc –
Giàu sang vinh quang” để đưa người Việt và dân tộc Việt bay bổng cùng các dân tộc
anh em năm châu bốn bể!
Nguồn:
Theo Nhịp Sống Sài Gòn
read more
Ts.
Tâm Việt: Cả hai đều sống mãnh liệt, làm việc hết mình, quên ngày quên
tháng, nhiều khi quên cả bản thân… Cả hai cùng đạt được kỳ tích, đều
được người đời nhắc đến với những lời cảm thán bất hủ. Một sống bằng
khát vọng từ bên trong, khát vọng dâng hiến tài năng để gia tăng giá trị
cho đời. Một sống bằng thèm khát tiền tài danh vọng từ bên ngoài, bằng
mọi giá chiếm đoạt cho mình để thỏa cơn khát. Bạn ủng hộ ai, bạn là
chính người đó.
Ngày
xửa ngày xưa, một con sói sống ở sa mạc, sau những trận chiến sống còn
để dành dật sự sống, với thương tích đầy người, sau nhiều ngày lê lết
trên đường để tìm nguồn nước đã đến được ven bờ của một con suối. Con
sói toan vục mặt xuống để uống nước, bỗng nó nhìn thấy dưới suối có một
hình thù kỳ dị, lông lá dựng ngược, xác xơ, mắt trợn lên và răng nhe ra
gầm gừ. Nó sợ quá vụt lùi lại bỏ đi. Nhưng vì khát quá, nó quay lại dòng
suối mong rằng con vật kinh khủng kia đã đi rồi. Không ngờ, lần này,
con vật kia nhìn còn kinh khủng hơn, vẫn lù lù dưới suối. Một lần nữa,
nó giật lùi bỏ đi. Lần thứ ba, nó quay lại, đã quá khát, dung sức lực
cuối cùng nó lao thẳng xuống dòng suối. Cái bóng kinh khủng tan biến và
nó đã thỏa mãn khát vọng!
Cũng
ở dòng suối đó, một người lái buôn trong chuyến đi dài của mình, vì sợ
quãng đường tiếp theo sẽ thiếu nước nên mặc dù ông vừa cho ngựa ăn và
uống no nê ở ngôi nhà gần đó, ông vẫn dắt chú ngựa đến dòng suối để nó
uống thêm nước dự trữ. Chú ngựa ngoan ngoãn theo ông đến dòng suối,
nhưng khi ông dí đầu chú ngựa xuống suối để chú uống nước thì chú hất
tay của ông đi và nhất định không uống. Ông càng cố dí đầu chú xuống,
chú càng vùng vằng hất tay ông mạnh hơn. Ông chủ đành đầu hàng.
Sao
lại thế? Tại sao lại thế? Thật đơn giản, đó là vì “cơn khát” của con
sói từ bên trong nó ra còn “cơn khát” của chú ngựa bị áp đặt từ ngoài
vào. “Bạn chỉ có thể dắt con ngựa ra bờ suối chứ không thể bắt nó uống
nước”. Khi những thèm khát, ham muốn không từ trong ra mà bị áp đặt từ
ngoài vào thì rất khó thành công và nếu làm được thì thành quả đạt được
cũng không đáng kể. Quan trọng hơn, con người khi đó sẽ làm việc một
cách rất khổ sở và không bao giờ có hạnh phúc.
“Mục
đích của cuộc sống là sống có mục đích”. Con người cũng như mọi sinh
linh khác, khi sinh ra trên đời đã có một mục đích, một sứ mệnh, một
thiên mệnh, một định mệnh. Ta thực sự hạnh phúc và đạt được thành quả
tối đa khi và chỉ khi ta thuận theo gen bố mẹ, ông bà và tổ tiên đã gieo
trong ta, nghĩa là thuận theo tự nhiên nhiên, thuận theo đất trời. Luật
nhân quả dạy ta rằng: Nhân nào quả ấy. Gieo gì gặt nấy. Người là nhân.
Cái nhân, cái cốt lõi tinh tú nhất, mầm sống, thiên mệnh đã gieo trong
ta là gì thì phải ra hoa kết quả đúng với nó. Lẽ đương nhiên, mầm bưởi
phải ra quả bưởi, mầm xoài phải ra quả xoài… Nếu ta chỉ vì cái lợi trước
mắt, vì muốn mau chóng có tiền sẵn sàng làm bất cứ cái gì miễn là có
tiền. Ta quên mất gốc bẩm sinh, khác gì cuộc sống tầm gửi, lai ghép, ký
sinh. Sự sống không theo mục đích từ tự nhiên sẽ không được tiếp tục
sinh sôi mãnh liệt, không được truyền kiếp và vô phúc. Nhân văn nhất là
sống đúng với nhân bản với cái mục đích cội nguồn của mình. Sống không
theo nhân bản, không theo thiên mệnh là bất nhân.
Hàn
Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ 12 trên thế giới. Một nơi mà ta có thể
lướt Internet trên xe điện ngầm, khiêu vũ ở một câu lạc bộ salsa và mua
một ly cà phê sữa thơm ngon trên đường đi làm không cần phải ra khỏi
xe. Thế nhưng người dân ở đây dường như ít hạnh phúc hơn so với những
năm tháng đói khổ sau Chiến tranh Triều Tiên. Ngày ngày, họ ganh đua
vươn tới tiền bạc và danh vọng, áp lực lớn đó đã kéo dài triền miên
nhiều năm nay. Vậy nếu tiền bạc và danh vọng thực sự giúp con người hạnh
phúc thì lý do gì khiến hàng loạt các ngôi sao điện ảnh Hàn Quốc thi
nhau tự tử. Theo chính phủ Hàn Quốc, hiện nay có tới hơn 40 người dân
nước này tự tử mỗi ngày - nhiều gấp 5 lần so với thời cha mẹ họ. Tại sao
nạn tự tử lại tăng nhanh như vậy ở một nước đang ngày càng giàu hơn, có
uy thế hơn so với bất kỳ thời điểm nào khác trong lịch sử của họ?
Chúng
ta được dạy là “cứ đam mê đi rồi mọi thứ sẽ đến”, nhưng không ai dạy ta
làm thế nào để đam mê. Bạn đam mê bền bỉ và mãnh liệt khi và chỉ khi
bạn sống với khát vọng từ bên trong, khát vọng phụng sự, khát vọng được
thể hiện tài năng để gia tăng giá trị cho đời. Nếu bạn sống bằng thèm
khát từ bên ngoài thì sẽ trở thành một con nghiện. mọi con nghiện đều
ngày một nghiện ngập nặng hơn.
Chúng
ta như những con thiêu thân, dễ dàng sa ngã vào những chiếc bẫy của đời
thường, lao vào làm việc ngày một nhiều hơn nhằm leo lên bậc cao nhất
của chiếc thang danh vọng, tiền tài. Khi đến đỉnh của danh vọng, từ trên
cao ta bỗng dật mình phát hiện ra rằng chiếc thang bắc nhầm bức tường.
Hẫng hụt!
Hơn
nữa, so với nghiện ma túy, độ nghiện về tiền tài và danh vọng nặng hơn
rất nhiều. Mỗi liều để thỏa mãn dục vọng là tiền tỉ, rất nhiều tỉ (con
nghiện bình thường chỉ cần mấy nghìn đồng bạc lẻ đã có thuốc để đỡ lên
cơn). Với những con nghiện bình thường, khi lên cơn, chỉ vì mấy nghìn
bạc lẻ mà nó đã sẵn cướp bóc, chặt xác ngay cả người sinh thành ra mình
thì với con nghiện liều tính bằng nhiều tỉ đồng sẽ ra sao? Những con
nghiện danh vọng không ngần ngại “nhúng chàm” với không ít những thủ
đoạn của mình. Không chỉ có vậy, những con nghiện danh vọng thường thông
minh và sung sức nên mỗi lần lên cơn sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều, họ bất
chấp và sẵn sàng dùng tất cả các thủ đoạn như lừa đảo, giết người… để
đạt được khát vọng của mình. Nhưng dù tầm cỡ khác nhau thì tất cả các
loại nghiện dù là ma túy hay danh vọng đều có cùng kết cục: tù đày, thần
kinh và thảm hại hơn là bị chính đồng bọn của mình hãm hại.
Hạnh
phúc thật sự của con người không hẳn là tiền bạc hay danh vọng. Có rất
nhiều người hạnh phúc sung sướng, mà không cần những điều đó. Đức Phật,
Mẹ Teresa, Nelson Mandela… không vì tiền tài danh vọng mà đều hạnh phúc
và được lưu danh muôn đời! Khát vọng của họ từ tận tâm can, khát vọng
phụng sự, làm theo sứ mệnh của đất trời.
Đức
Phật được sinh ra là thái tử và sống trong cảnh giàu sang nhung lụa.
Tuy thế, sau bốn lần ra bốn cửa thành và thấy cảnh người già, người
bệnh, người chết và một vị tu sĩ, ngài phát tâm rồi từ biệt hoàng cung,
sống cảnh không nhà, cùng tu khổ hạnh với nhiều nhóm tăng sĩ khác nhau.
Sau nhiều năm tu khổ hạnh gần kề cái chết, Đức Phật đã tìm ra lẽ sống
của đời mình - giảng pháp con đường giác ngộ và giải thoát. Đức Phật
khất thực để thuyết pháp từ năm này qua năm khác, từ nơi này qua nơi
khác. Đến 80 tuổi, Đức Phật Thích-ca tịch diệt trong sự bình an và hạnh
phúc.
Mẹ
Tersa thì hạnh phúc khi chăm sóc những người khốn cùng, mẹ làm công
việc đó mỗi ngày và luôn mặc trên người chiếc áo vải thô viền xanh đáng
giá một đồng Ấn Độ cho đến khi rời khỏi thế gian này. Mẹ nhẹ nhàng vượt
qua chửi bới, sỉ vả xua đuổi của những kẻ giàu miễn sao có mẩu bánh mì
để cưu mang những tâm hồn khốn cùng không nơi nương tựa.
Nelson
Mandela từng nói: "Tôi cống hiến cả đời tôi cho sự nghiệp đấu tranh của
người dân châu Phi. Tôi yêu mến lý tưởng về một xã hội dân chủ và tự do
và bình đẳng. Đó là lý tưởng mà tôi hy vọng sẽ sống vì nó và đạt được
nó. Nhưng nếu cần, tôi cũng sẵn sàng chết vì lý tưởng đó”. Trong 27 năm
ngồi tù, đã rất nhiều lần chính phủ cai trị để nghị ông bỏ khát vọng của
mình để đổi lấy tự do, nhưng ông đều từ chối.
Mỗi
con người sinh ra đều có mầm sống, một sứ mệnh hay thiên mệnh. Khi ta
thuận theo thiên nhiên, thuận theo thiên mệnh thì cuộc sống sẽ sung
sướng, vô lượng, vô biên. Đa số chúng ta vì lợi ích trước mắt mà hy sinh
cái gốc của mình, đó là sống tầm gửi, đánh quả và là nô lệ cho ý đồ của
người khác. Trong những cái mất, sợ nhất là mất gốc!
“Con
người đi khắp nơi để kinh ngạc trước những ngọn núi cao ngất, trước
những ngọn sóng thần của biển cả, trước những dòng sông dài nhất, trước
sự hùng vĩ của biển khơi, sự đẹp đẽ của những vì tinh tú mà bỏ qua chính
mình không một chút băn khoăn.” - Thánh Augustine -
Thành
công lớn nhất của đời người là tìm ra mục đích sống – lẽ sống. Khi
“Khát vọng” đến từ bên trong, từ chính mục đích sống của đời ta, hợp với
lẽ sống của bản thân thì tiền bạc hay danh vọng sẽ tự nhiên, nhẹ nhàng
mà đến. Khi ta làm đúng với mục đích, đúng với thiên mệnh đất trời và bố
mẹ đã gieo vào, ta sẽ làm việc một cách đam mê, hăng say, năng lượng tự
nó tuôn trào và được trời đất ban thêm vô cùng vô tận vô lượng vô biên.
Lúc ấy chúng ta không phải khổ sở “cố kiếm để sống” hay “cố sống để
kiếm” nữa, ta cũng không cần đến “cây gậy và củ cà rốt”, những tác động
từ phía ngoài thì chúng ta mới lao động. Ta sẽ vượt qua mọi thử thách
một cách dễ dàng, như mầm sống đội đất vươn lên, luôn gia tăng sức sống,
mang lại giá trị tươi xanh cho đời.
Chính
vì những khát vọng từ trong tỏa ra mà Edinson đã kiên định, dũng cảm
vượt qua hàng chục nghìn lần thất bại để thực hiện lẽ sống – tìm ra ánh
sáng điện cho loài người. Làm đúng mục đích, sống thuận theo lẽ sống thì
hạnh phúc nhất. Sung sướng và hạnh phúc nhất là khi ta làm việc, không
hẳn là khi ta gặt hái thành quả, vinh quang hay giàu sang. Tất cả kết
quả chỉ là thời điểm, chỉ có quá trình thực hiện mới là hạnh phúc bền
vững. Nó như dòng chảy liên tục, khi đó năng lượng sẽ tuôn trào trong
suốt quá trình ta cống hiến tài năng của mình để tạo ra giá trị cho cuộc
đời. ”Ông trời có mắt”, “Gái có công thì chồng chẳng phụ”, hiến tài sẽ
hái tiền. Hiến tài như dòng chảy thì tiền tài sẽ đến như mưa tuôn.
Trong
mỗi chúng ta đều có hai con người. Cả hai đều sẵn sang làm việc hết
mình, quên ngày quên tháng, nhiều khi quên cả bản thân, quên cả những
nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Cả hai cùng khiến ta sống mãnh liệt, cháy
bỏng. Cả hai cùng giúp ta đạt được những thành tích tuyệt vời, được
người đời nhắc đến với những lời cảm thán bất hủ. Nhưng một người tiều
tụy còn một người hạnh phúc bình dị. Người tiều tụy: sống bằng “thèm
khát từ ngoài vào” đó là tiền tài, danh vọng, bằng mọi giá chiếm đoạt
những điều đó cho mình. Người hạnh phúc bình dị: sống bằng “khát vọng từ
bên trong”, khát vọng phụng sự, khát vọng dâng hiến tài năng để gia
tăng giá trị cho đời. Hai con người này luôn dằng xé nhau. Bạn ủng hộ
ai, bạn là chính người đó!
Nguồn:
Theo Nhịp Sống Sài Gòn
read more
Ts. Tâm Việt: Thế giới ngày càng
phát triển. Một điều kỳ lạ là càng phát triển lại càng bất ổn. Khủng hoảng ngày
càng trầm trọng hơn. Lãnh đạo thực sự ngày càng thiếu hụt ở mọi tổ chức, dù đó là
đạo giáo hay đảng phái, dù đó là kinh doanh hay thể thao... Khắp nơi trên thế
giới người ta càng ngày càng ít tin vào giới lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo chỉ lo
"lãnh đạo" bắt bẻ người khác mà bỏ qua chính mình không một chút băn
khoăn. Tự lãnh đạo bản thân là đỉnh cao của lãnh đạo, cũng là cái gốc, nền tảng
để vươn tới tầm cao. Gốc không có làm sao đạt tới đỉnh. Gốc của lãnh đạo là hiến
tài mới hái tiền, sung sướng là phụng sự rồi mới hưởng thụ.
Chuyện
kể rằng, một bà mẹ dẫn cậu con trai của mình, cậu bé mắc chứng ăn đường vô độ, đến gặp thánh Gandhi và thỉnh cầu ngài giúp
khuyên cậu bé để cậu bé không ăn đường nữa. Thánh Gandhi cười và nói với bà mẹ
rằng: “Hai tuần sau bà dẫn cháu đến gặp lại tôi”. Nghe lời Ganhdi bà mẹ dẫn cậu
bé về và hai tuần sau quay lại. Lần này, Ganhdi chân thành “Xin lỗi bà tôi vẫn
chưa thể giúp cháu được, một tuần sau bà dẫn cháu đến gặp tôi”. Bà mẹ lại dẫn
con về và một tuần sau lại mang con đến gặp Ganhdi. Thật kỳ lạ, Gandhi chỉ gặp
cậu bé trong vòng năm phút mà sau đó cậu bé giảm hẳn ăn đường. Ít lâu sau, gặp
lại Ghandi bà mẹ chân thành cám ơn và không khỏi tò mò hỏi thánh Gandhi: “Vì
sao chỉ mất có năm phút khuyên nhủ cháu mà ngài bắt mẹ con tôi phải chờ ba tuần
liền và mất công đi lại thêm hai lần như vậy?”. Gandhi nhìn bà mẹ cười thành thật:
“Trước khi gặp mẹ con bà tôi cũng là người ăn đường rất nhiều”.
Chính vì trước đây Gandhi
cũng là người ăn đường rất nhiều nên ông cần tự lãnh đạo mình, chữa mình trước,
rồi mới khuyên cậu bé. Đó cũng là lý do vì sao phải mất ba tuần sau Gandhi mới
gặp cậu bé. Ông cha ta có câu “Tu thân –Tề gia – Trị Quốc – Bình thiên hạ”. Nhà
lãnh đạo tài ba Gandhi luôn thấm nhuần “Muốn lãnh đạo được người khác trước
tiên phải lãnh đạo chính mình một cách chuẩn xác”. Lãnh đạo là tạo gương. Tự
lãnh đạo bản thân – Đỉnh cao của lãnh đạo.
Một trong các khác biệt cơ bản
nhất giữa lãnh đạo và quản lý là lãnh đạo tập trung vào thay đổi, cải cách, quản
lý tập trung vào duy trì ổn định. Thế kỷ 21, biến đổi khí hậu mãnh liệt hơn, khủng
hoảng liên tục hơn, trầm trọng hơn, vai trò lãnh đạo càng ngày càng chiếm ưu thế.
Làm chủ nghệ thuật lãnh đạo càng cấp bách hơn bao giờ hết. Cũng vì lẽ đó, người
lãnh đạo càng cần tự lãnh đạo tự đổi mới mình trước khi lãnh đạo và đổi mới người
khác. Không thể lãnh đạo kiểu “treo đầu dê bán thịt chó”, “nói một đường làm một
nẻo”. Người lãnh đạo thực sự không phải là người để quần chúng phải cảnh giác
và nhắc nhở lẫn nhau “đừng nghe lãnh đạo nói hãy xem lãnh đạo làm”. Một trong
những phẩm chất quan trọng của lãnh đạo là trung thực. Đỉnh cao của trung thực
là trung thực với chính mình. Một hành động đẹp đè bẹp triệu lời bàn suông. Sức
mạnh thực thụ của lời nói là sức mạnh của lời nói được bảo đảm bằng việc làm, bằng
tấm gương tự thân.
Ở cảng nọ, sau trận cuồng phong, chỉ
còn một con tàu quay về cảng. Các nhà báo đến phỏng vấn vị thuyền trưởng tại
sao các tàu khác bị lật đắm mà tàu của ông vẫn an toàn trở về. Thuyền
trưởng khẽ khàng: “Tôi luôn lái tàu lao
thẳng vào tâm bão”. Người lãnh đạo cũng như thuyền trường của một con thuyền,
khi đối mặt với bão tố họ chính là người ảnh hưởng đến sống chết của tất cả
những thành viên khác.
Thuyền
trưởng – lãnh đạo cao nhất của con tàu trong bão dông, đã thấm nhuần rằng cách
duy nhất để sống còn là lao vào tâm bão.
Lãnh đạo luôn hiện diện và đối đầu với
khó khăn với sóng gió, chèo chống để bảo đảm an toàn cho người và của. Đối
mặt, không né tránh, không bỏ chạy. Né tránh thì chỉ có nước chết. Biết vậy nhưng
bao thuyền trưởng khác không đủ dũng cảm để lao vào tâm bão và họ đã mãi mãi
vùi xương nơi đáy biển.
Chuyện
xưa cũng kể rằng, loài quỷ nắm giữ một báu vật và không muốn cho loài người có
được nó. Chúng bàn nhau tìm cách cất dấu thật kỹ báu vật đó đi. Chúng định dấu
lên núi cao, nhưng không được vì loài người luôn háo hức chinh phục đỉnh cao. Định
dấu xuống đáy biển nhưng chúng biết loài người sẽ khoan sâu dưới đáy biển nhiều
cây số. Định dấu lên cung trăng nhưng chúng biết rằng loài người sẽ chinh phục được
tận sao Hỏa sao Kim. Cuối cùng chúng đã dấu báu vật nơi mà con người không bao
giờ ngó đến, thật bất ngờ đó chính là trong trái tim của họ. Và quả vậy, đến tận
bây giờ con người vẫn lao đi tìm hạnh phúc ở những nơi xa xôi khác mà bỏ qua
trái tim mình không thương tiếc.
Ngày
nảy ngày nay, chuyện kể rằng, loài quỉ giờ đây còn ác độc hơn, chúng cấy vào
trái tim con người một loại virus lây nhiễm rất nhanh. Đấy là virus “tham lam”.
Ác độc hơn chúng cấy loại virus cực mạnh là “tham, sân, si” vào trái tim các
nhà lãnh đạo.
Quỉ ngày nay khác hẳn quỉ ngày
xưa. Chỉ con người là vẫn vậy, vẫn tham lam chinh phục chiếm đoạt những thứ bên
ngoài mình. Họ càng lệch hướng càng thêm nguy hiểm. Tâm bão nằm trong chính
trái tim của mỗi người, tâm bão thời đại nằm trong trái tim các nhà lãnh đạo. Nếu
lãnh đạo – thuyền trưởng cuộc đời mải miết lao ra bên ngoài mà né tránh tâm bão
ngay trong trái tim mình, không thành thực với trái tim mình, không lao vào tâm
bão - con tim thì chỉ có nước tan thây. Họ cần biết rằng, nơi bình yên nhất là tâm
của cơn bão, tưởng xa nhưng hóa ra lại rất gần. Bão thiên nhiên thì ít, ngắn ngày, còn dự báo được. Bão cuộc
đời thì nhiều vô kể, luôn bất ngờ, dai dẳng. Dông bão cuộc đời có thể ập xuống
từ bất cứ nơi đâu, từ kẻ thù và bất ngờ hơn cả là từ những người thân yêu nhất.
Bất ngờ khó chống đỡ hơn cả là sóng thần nổi lên từ tâm quả đất, từ dưới đại
dương. Ít nhà lãnh đạo chống đỡ nổi sóng thần “tham, sân, si” từ sâu thẳm tâm
can của chính bản thân họ.
Ai
cũng yêu tự do. Suốt đời chúng ta đấu tranh vì tự do. Ai cũng thuộc lòng “không
có gì quí hơn độc lập tự do”. Các nhà lãnh đạo phấn đấu vươn lên để được tự do
nhất. Thật là ngược đời, rất nhiều nhà lãnh đạo không những
không có tự do mà càng lên chức lại càng ngập sâu vào gông cùm vật chất. Thế mà chúng ta cứ tự nguyện cùm mình
vào nhà cửa, tự nguyện gông vào xe cộ, tự mình chui vào gọng kìm chức tước...
Khốn nạn hơn, cái cùm, cái gông ấy lại càng ngày càng to hơn. “Cả thèm chóng
chán”. “Được voi đòi tiên”. Tham, sân, si không tự mất đi mà càng ngày càng lớn
dần và chỉ khi bị gông cùm nhà cửa, chức tước biến thành còng số 8 sau cửa nhà
lao chúng ta mới ước gì đổi tất cả lấy hai chữ “tự do”.
Trời ơi biết đến khi mô?
Thân ta mới lại từ trong tới ngoài.
Thơm như hương nhụy hoa nhài,
Sạch như nước suối ban mai giữa rừng.
“Kẻ thù lớn nhất của đời người là
chính mình”. Người cần lãnh đạo nhất là chính mình. Người không vì mình thì
trời tru đất diệt. Ta
hãy đối mặt với chính mình, hãy bắt đầu từ chính mình. Hãy thay đổi từ sâu thẳm
tâm ta. Đừng
để cho vật chất cản bước tự do, cản bước tiến lên về tầm vóc, về trí tuệ, về
tinh thần của những người lãnh đạo. Hãy dừng lại và tự hỏi “ta còn thiếu gì
không, kiếm chác thêm có để làm gì không! Có thực sự ta muốn kiếm chác hay đấy
chỉ là một thói quen hoành hành ta? Ta là người lãnh đạo hay là một kẻ nô lệ của
thói quen?”. Ta đã có thừa vật chất để sống nhiều đời rồi, tham thêm cũng có
dùng được đâu. “Hổ chết để da, người ta chết để danh”. “Trăm năm bia đá thì
mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Nếu vào nhà đá liệu vật chất còn có ý
nghĩa gì? Hãy thay
đổi từ thực thụ từ trong ra ngoài. Ta hãy vươn tới đỉnh cao của lãnh đạo – Tự
lãnh đạo.
Rõ ràng “lãnh đạo là nhiệm vụ
chứ không phải chức vụ”, “lãnh đạo là chức năng chứ không là công cụ kiếm ăn”. Lãnh
đạo làm việc với con người, chứ không phải quản lý đầu việc. Người lãnh đạo chỉ
sung sướng thực thụ và bền vững trong quá trình dấn thân phụng sự chứ khônng phải
là thời điểm ngồi đếm của. Hãy học Đức Phật, rời bỏ tất cả vật chất vướng víu đời
thường, ngày ngày chỉ khất thực và giảng đạo, phụng sự hết mình. Chính như vậy,
Đức Phật mới đạt tới đỉnh cao của lãnh đạo, để lại tiếng thơm muôn đời, luôn là
tấm gương để muôn người noi theo.
Nguồn:
Theo Nhịp Sống Sài Gòn
read more
Ts. Tâm Việt: Ai ai cũng muốn thành đạt & hạnh
phúc. Đề tài thành đạt hạnh phúc đã tốn không biết bao nhiêu công sức và
giấy mực. Làm thế nào để thành công vượt trội? Làm thế nào để xây dựng
cho mình một sự nghiệp? Cái gì tạo nên phong cách sống? Làm thế nào để
lúc nào ta cũng có một phong cách sống đẳng cấp cao? Stephen Covey, tác
giả cuốn sách nổi tiếng thế giới - 7 thói quen của người thành đạt, có
viết: “Suy nghĩ tạo hành vi, hành vi tạo thói quen, thói quen tạo tính
cách, tính cách tạo số phận”. Điều đó liệu đã chính xác? Từ nghĩ đúng
đến làm được là cả một khoảng cách xa vời vợi. Nghĩ một đường, nói một
nẻo, còn làm lại khác hẳn là chuyện thường ngày.
Ngày
xửa ngày xưa, Thân thể, Trí tuệ và Tình cảm cùng chung sống và rất thân
thiết với nhau. Một lần chúng chơi trốn tìm, Thân thể là người đi tìm
còn Tình cảm và Trí tuệ đi trốn. Trí tuệ rất thông minh nên ngay lập tức
tìm được chỗ trốn lý tưởng mà Thân thể không thể tìm ra được. Còn Tình
cảm thì luống cuống mãi, cuối cùng, nhảy vào một bụi cây gần đó để trốn.
Bụi cây rậm rạp nên khá kín đáo và Tình cảm rất an tâm về chỗ trốn này.
Khi Thân thể mở mắt đi tìm, Thân thể đi tìm khắp xung quanh, mà không
thấy Trí tuệ và Tình cảm đâu cả. Chán nản, Thân thể bèn lấy một cành cây
bên đường, rồi sẵn chỗ nào, chọc cành cây vào chỗ đó. Chẳng may Thân
thể chọc vào bụi cây mà Tình cảm đang trú, Tình cảm cuống quá, không kịp
tránh nên vô tình bị cành cây chọc vào mắt, khiến đôi mắt bị mù. Trí
tuệ khi đó mới xuất hiện và trách móc Thân thể là người lỗ mãng. Thân
thể trách Trí tuệ cậy mình thông minh mà không coi ai ra gì, Tình cảm
thì chỉ biết đau khổ ôm đôi mắt mù lòa của mình mà khóc. Thế rồi Thân
thể, Trí tuệ và Tình cảm mỗi người đi về một phía khác nhau. Không ai
chịu ai và từ đó chúng không cùng chung sống với nhau nữa.
Bởi
thế mà ngày nay, ta thường thấy người có trí tuệ tốt thì tình cảm và
thân thể yếu kém, người có thể lực tốt thì trí tuệ lại ít ỏi. Quan văn
thì yếu mà quan võ thì nông cạn. Kẻ tình cảm thì bị coi là thiếu sáng
suốt. Rất ít người văn võ song toàn. Càng ít người có cả trí tuệ, thể
lực và tình cảm phát triển đồng đều và thống nhất, hòa làm một. Phải
chăng vì con người thiếu một trong ba phần đó nên xã hội phát triển
thiên lệch và loạn lạc.
Một ngày kia, Ông Trời đã gọi Trí tuệ, Thân thể và Tình cảm đến và đưa cho mỗi người một cây:
- Các con làm sao để cây của mình đứng được trên mặt đất mà không dựa vào các đồ vật khác.
Trí
tuệ vắt óc suy nghĩ, Thân thể vội xoay xở chống cây dọc rồi ngang, còn
Tình cảm thì xuýt xoa “sao cây này lại nhiều chạc và đầu mấu đến vậy,
thật xù xì xấu xí quá”.
Loay hoay mãi
mà không biết làm sao để cây đứng được. Chúng cứ thả tay ra thì mỗi cây
lại ngã chỏng chơ ra sàn một cách thảm thương. Hồi lâu, ông Trời mới gọi
cả ba lại gần nhau và cho ba cây tựa vào nhau.
- Các con xem, vì sao ba cây này đứng được? Là vì chúng
dựa vào nhau, hỗ trợ cho nhau và trên đỉnh cao của mỗi cành cây, chúng
nhất thể hòa vào nhau tạo ra một thể - thế đứng. Mỗi cành cây đều có
chạc cây, những đầu mấu đặc biệt, khác biệt của riêng mình nhưng biết bổ
sung hài hòa thì tạo ra sự liên kết chắc chắn. Trong thế 3 cây đó,
không có cây nào quan trọng hơn cây nào cả, sự dịch chuyển của một cành
cây khiến cả hai cành còn lại cũng phải dịch chuyển theo. Một cành đổ
thì mất thế, cả hai cành kia cũng đổ theo. Hệt như ba cây, khi ba con
kết hợp chặt chẽ với nhau, hòa đồng vào nhau, nhất thể là một, các con
tạo một sức mạnh cho con người, tạo tâm thế cho con người.
Lúc
này, cả Trí tuệ, Thân thể và Tình cảm đều nhận ra rằng sức mạnh đỉnh
cao chỉ có được khi cả ba đồng tâm, nhất thể với nhau. Động thân sẽ động
não và động lòng. Động lòng cũng động thân và động não. Động não thì
động lòng và động thân. “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên
hòn núi cao”. Trong cuộc đời đầy sóng gió này, muốn thành công cần tam
tuệ đồng tâm, tam tài nhất thể, “dù ai nó ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn
vững như kiềng ba chân”.
Theo lý thuyết hệ
thống, bất cứ một hệ thống nào muốn vững mạnh đều cần dựa trên sự phát
triển mạnh mẽ và hài hòa của tối thiểu 3 thành tố. Con người là một hệ
thống hoàn hảo nhất trong các hệ thống. Thế mà lâu nay chúng ta lại chỉ
thiên lệch về trí tuệ, đề cao trí tuệ một cách thái quá. Một trí tuệ
siêu việt đến đâu mà nằm trong một thân thể yếu ớt, một tâm hồn ủ dột
thì cũng chỉ là mơ ước hão huyền, lực bất tòng tâm. Đấy cũng là lý do
tại sao ngày càng nhiều người bị stress, trầm cảm. Chúng ta đang chuyển
sang quản trị thông minh cảm xúc. Và đồng thời cũng không thể bỏ qua
thông minh thân thể và vận động BI – Bodily Kinesthetic Intelligence.
Nói gì thì nói, gốc của con người là động vật, mà động vật thì bắt buộc
phải vận động. Thông minh vận động là có thân thể khỏe đẹp và khéo léo,
điều này thể hiện rõ ở những người làm nghề thể thao, nghệ thuật, tiểu
thủ công nghiệp... Đại diện đặc biệt về thông minh vận động là Edison –
người sáng tạo nhất trong lịch sử phát triển loài người.
Đầu
thế kỷ 20, thế giới tranh giành nhau để quản trị tài nguyên thiên
nhiên. Nửa cuối thế kỷ 20, thế giới đã dịch chuyển sang quản trị tài
nguyên con người với các cường quốc nổi lên như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan, Singapore... Đến cuối thế kỷ 20, có một bước dịch chuyển quan
trọng trong quản trị tài nguyên con người, từ quản trị trí tuệ IQ sang
quản trị thông minh cảm xúc EI-Emotional Intelligence! Thông minh cảm
xúc là khả năng thấu hiểu và điểu khiển được cảm xúc của mình và của
người khác. Thực chất, thế giới đang dịch chuyển từ quản trị tài nguyên
con người HRM-Human Resourse Management sang quản trị vốn con người HCM –
Human Capital Management. Quản trị vốn con người chính là hài hòa nhất
thể ba yếu tố IQ – BI – EI tạo thành tâm thế vững vàng. Hay nói cách
khác chính là quản trị được tâm thế.
Chắc hẳn ai trong
chúng ta cũng biết đến câu chuyện “Con hổ có lá gan chuột nhắt”. Chú
chuột mặc dù đã biến đổi thành hổ, có hình hài khỏe khoắn oai vệ của một
chú hổ nhưng chú vẫn mang tâm thế của chuột. Là hổ, mà không phải là
hổ, hay nói chính xác hơn, là hổ mà không có tâm thế của hổ. Trong thế
giới hiện nay, rất nhiều người đi làm thì trong tâm thế của một sinh
viên đi thực tập; khi về nhà với người thân lại trong tâm thế một quan
tòa, giám đốc hách dịch; đã làm chủ gia đình và công ty nhưng vẫn mang
tâm thế của đứa con út hay người làm thuê… Điều đó không khác gì chú
chuột hổ to xác và oai vệ nhưng vẫn sợ một chú mèo nhỏ. Nếu chỉ có một
thân thể khỏe mạnh, hoặc một nhận thức uyên thâm hay một trái tim giàu
tình cảm chưa đủ tạo nên tâm thế một con người. Thậm chí có hai trong ba
yếu tố đó cũng vẫn chưa tạo nên tâm thế một con người. Chỉ khi kết hợp
hài hòa cả thân thể, nhận thức và trái tim thì mới tạo cho ta một tâm
thế; và khi cả 3 yếu tố đó đều đạt ở đỉnh cao, nhất thể hài hòa với
nhau, thì ta có được một tâm thế đỉnh cao, tâm thế của người xuất chúng.
Một
con người thành công, cần hoàn thiện cả 3 yếu tố là IQ, BI, EI; ba yếu
tố này phải tam tuệ đồng tâm, tam tài nhất thể để tạo thành một thể -
tâm thế xuất sắc, tâm thế đỉnh cao. Con người khi đó mới thực sự người
nhất và thành công nhất.
Không chỉ có vậy, chúng ta còn có
3 bộ nhớ chức năng tương đương với 3 loại hình thông minh. Bộ nhớ dữ
kiện hỗ trợ cho sự sáng suốt trí tuệ gia tăng IQ (Intelligence Quotient -
Thông minh logic), bộ nhớ tiến trình hỗ trợ sự khéo léo khỏe mạnh của
thân thể gia tăng BI (Body Intelligence - Thông minh thể chất) và bộ nhớ
cảm xúc nuôi dưỡng tình cảm của ta gia tăng EI (Emotional Intelligence -
Thông minh cảm xúc). Ba bộ nhớ (dữ liệu – trí tuệ, tiến trình – kỹ năng
và cảm xúc – thái độ) luôn đồng hành trong mọi hoạt động của cuộc sống.
Có người trước khi bắt đầu công việc, chỉ nhớ về cảm xúc sung sướng khi
đã từng hoàn thành các công việc xuất sắc, mà không nhớ đến tiến trình
giúp mình thành công, không nhớ đến các dữ kiện liên quan…vì vậy chưa
tạo được tâm thế tốt nhất cho mình, và kết quả là thành công không đến,
thành tích cũng không cao. Trong khi đó, ở trường thì ta chỉ đào tạo để
lưu giữ lại những dữ kiện mà không có ý thức tập trung và lưu giữ lại
tiến trình và cảm xúc trong quá trình trải nghiệm của mình. Để rồi, mỗi
khi ta đứng trước một thử thách, trước một công việc… ta lại cảm thấy
như một bắt đầu mới, với quá nhiều khó khăn và trở ngại. Những lúc như
thế, nếu ta kích hoạt – khởi tạo lại được bộ nhớ tiến trình, bộ nhớ cảm
xúc về những thành công, thành tích cùng với quá trình mình thực hiện để
đạt được thành công, thành tích đó và những cảm xúc tuyệt vời, sung
sướng tột đỉnh, hạnh phúc vô bờ… thì tâm thế của ta khác hẳn. Cách ta
đối diện và giải quyết công việc, thách thức cũng khác hẳn, bởi ta có sự
nhất thể của lý trí, thân thể và cảm xúc. Sự nhất thể đó tạo nên tâm
thế của một người luôn sẵn sàng, hết sức mình hành động, chuyên tâm làm
việc để thành công vượt trội. Thiếu một yếu tố nào trong ba yếu tố: thể
lực, nhận thức và cảm xúc thì “người không ra người mà ngợm chẳng ra
ngợm”. Kết hợp nhuần nhuyễn 3 loại hình thông minh IQ, BI & EI làm
cho mỗi thành phần đều mạnh lên, cái tổng thể nổi trội hơn hẳn là thông
minh tâm thế.
Quản trị sự nhất thể, lữu giữ được tâm thế
nhất thể để bất cứ khi cần là có thể gọi nhớ sử dụng được ngay chính là
nền tảng của quản trị tâm thế.
Thế giới quan phương Đông,
có đặc điểm quan trọng nhất, cốt tuỷ nhất - là ý thức về tính nhất thể
của các thành tố trong hệ thống. Cả IQ, BI, EI đều có liên quan với nhau
và là thành phần bất khả phân của một cái toàn thể, là những hiện thân
khác nhau của một thực tại cuối cùng – tâm thế. Tâm thế là cái tạo ra
phong cách sống, đẳng cấp sống và sự nghiệp của mỗi con người. Phong
cách con người là tâm thế. Tâm thế là một nhất thể, tâm thế không thể
phân chia. Tâm thế vừa là kết quả vừa là khởi nguồn của trí-IQ, thân-BI,
tâm-EI. Tâm thế luôn xuất hiện trong trí, thân, tâm. Trí, thân, tâm
luôn luôn là thành phần hữu cơ của tâm thế.
Quản
trị tâm thế là đồng nhất được trí tuệ, thân thể và cảm xúc, hợp nhất nó
lại theo một định hướng nhất định và phát huy tối đa, hài hòa sức mạnh
của cả 3 yếu tố. Mỗi con người, muốn thành công, giàu sang vinh quang
cần luôn khởi tạo, duy trì và phát triển cho mình luôn có được tâm thế
đỉnh cao, tâm thế xuất chúng bằng cách thống nhất hài hòa tam tuệ đồng
tâm, tam tài nhất thể trí tuệ, thân thể và cảm xúc để có được tâm thế
thông tuệ. Trong thời kỳ khủng hoảng, hơn bao giờ hết, chúng ta phải
dịch chuyển từ quản trị thông tin lên tầm cao mới: Quản trị tâm thế.
Khi
đó, tâm thế giúp ta tập trung, tích trữ nguồn năng lượng đỉnh cao trong
cơ thể mình, trạng thái dự trữ năng lượng đó chính là thế năng mà ta
đạt được. Khi nguồn năng lượng đã được tích trữ đủ, nó sẽ tạo động năng
cho hành động của ta. Và chỉ có hành động mới đem lại thành công cho
con người.
Khi
ta kết hợp hài hòa được trí-IQ, thân-BI & tâm-EI lúc đấy năng lượng
luôn: Kết nối, Nhất thể, Cộng hưởng, Tràn trề, Tuôn chảy. Nếu ta không
biết phối hợp, kết nối thì nguồn năng lượng trong ta luôn: Rời rạc, chia
tách, đối kháng, cạn kiệt, tắc nghẽn.
Khi mọi giác quan
(V-A-K-O-G) của ta đều mở ra tiếp cận với sự việc, thì nhận thức, cảm
xúc và thể chất của ta cùng được phát triển và hòa hợp thống nhất tạo ra
tâm thế. Năng lượng tuôn trào và tạo mạch thông suốt khi ta đạt được
tâm thế đỉnh cao. Chính vì vậy, trong mọi trải nghiệm của mình, ta cần
trải nghiệm bằng tất cả các giác quan: thị giác (Video), Thính giác
(Audio), Xúc giác (Kinesthetic), Khứu giác (Olfactory) và Vị giác
(Gustation), khi đó việc lưu giữ lại dữ liệu, tiến trình, cảm xúc hay
lưu giữ tâm thế mới rõ nét và chặt chẽ trong bộ nhớ của chúng ta. Đó là
khi ta sẵn sàng nguồn năng lượng đỉnh cao cho thành công.
Người
Việt Nam ai cũng muốn nhanh hơn, mạnh mẽ hơn, chắc chắn hơn trên con
đường xây dựng và phát triển sự nghiệp, hướng đến sự thành công vượt
trội. Để làm được điều đó, người Việt cần luôn tạo tập và phát triển cho
mình tâm thế đỉnh cao, tâm thế của người xuất chúng. Nghệ thuật lưu
giữ, tu luyện và phát triển thông minh Tâm thế là một bước nhảy vọt
trong quản trị con người. Làm chủ được nó, tạo cho mình một phong cách
sống đẳng cấp, một sự nghiệp bền vững, hạnh phúc hài hòa chính là quản trị tâm thế - cách mạng đích thực về quản trị con người.
Nguồn:
Nhịp sống Sài Gòn
read more
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)