Hiển thị các bài đăng có nhãn van menh. Hiển thị tất cả bài đăng

Người Thầy đích thực, vĩ đại nhất - Chính mình




Ngày 20/11 chúng ta đều thành kính tri ân các thầy, cô đã hỗ trợ mình được như bây giờ.

Các cụ dặn:
- Không thày đố mày làm nên.
- Học thày không tày học bạn. 


Quan trọng nhất: muốn xán lạn phải tự học chính mình.

Thầy nào cũng chỉ có một thời gian nhất định, dù ít dù nhiều.
Chỉ có một người thầy luôn đồng hành cùng mình mà đôi khi mình lại quên mất.
Ta chính là người thầy đích thực nhất, vĩ đại nhất luôn đồng hành cùng mình. 


Bài học mà ta tự rút ra từ thành công & thất bại của chính mình là bài học gần gũi nhất, hiệu quả nhất, hợp với mình nhất.
Nhân ngày 20/11 hãy biết ơn chính mình. Luôn tự kiểm toán, yêu đời và tiến bộ! 




Tạ ơn Trời Đất Thánh Thần!
Ha ha ha...
read more

Thua trước trận đấu - Quy luật thành công: 1/99 & 1/99 = 1/1000


Tại sao dân ta còn nghèo, khổ, nhục?
Câu hỏi này luôn luôn vừa ám ảnh vừa thúc đẩy tớ.

99% thường thua trước trận đấu:

- Em chả có khả năng học tiếng Anh đâu!

- Quê em nghèo lắm!
- Cả làng nhà em đã bao giờ có ai có xe con riêng đâu!
...

- Không đến lượt nhà mình đâu con ạ!
- Thôi, đừng, chả đến lượt mình....

Và chỉ còn lại 1/99 nhảy vào cuộc. Khi vào cuộc rôi thì với bản tính nóng vội, nhỏ lẻ, tiểu thương, tiểu nôngi, một phát ăn ngay chưa làm đã nản, chúng ta đễ đầu hàng, bỏ cuộc chỉ còn 1/99 dấn thân đến thắng lợi cuối cùng. Đơn giản như vật tây. Bạn đừng nghĩ là nó thắng dễ dàng. Nó cũng đuối lắm rồi, cũng mệt lắm rồi, muốn bỏ lắm rồi, mỗi là bạn lại bỏ cuộc trước nó! Thế là nó thắng, ta thua!


Rất khó thành công ở Việt Nam vì chả ai muốn và chả ai dám xuất sắc, vĩ đại cả. Ngay cả đụng đến mấy từ đó là rất kiêng kị. Nếu nói tôi muốn xuất sắc, tôi muốn vĩ đại là đã bị cho là khùng điên, thần kinh rồi. Tây thì vô tư: Exellent! Great! Awsome! You Rock!....


Phật dạy: Ý, khẩu, thân. Nếu không có ý, không nói ra làm sao thân hành động được.





 
Ta được khen khi nói: em kém lắm, đất nước em chả ra làm sao cả....
Khá hơn một tẹo, của ta là:

- Tàm tạm,
- Không đến nỗi nào,
- Rưa rứa,
-...

Nên mọi thứ của chúng ta nhiều nhất cũng chỉ tàm tạm, rưa rứa, không đến nỗi nào...


Hãy lập trình lại chính mình: Ngay & luôn cam kết dấn thân xuất sắc vượt trội, phụng sự kiệt xuất, giàu sang vinh quang, chết cũng lết đến đích.


Chả ai nói, chả ai làm, mình nói, mình là chắc chắn thành công mĩ mãn!

Hãy là 1/1000 tinh túy!


Tạ ơn Trời Đất Thánh Thần!

Ha ha ha...
read more

Lập trình lại chính mình - Tôi 2.0


Thế giới thay đổi đến chóng mặt. Cái rõ thấy nhất là điện thoại di động. Nếu mọi thứ mà được nâng cấp nhanh và giảm giá đến chóng mặt như điện thoại di động thì khó mà tưởng tượng thế giới như thế nào trong 20 năm tới. Tớ nhớ năm 1993 lần đầu có cái Motorola "cục gạch" chỉ mỗi nhận cuộc gọi và gọi đi. Muốn nhắn tin phải có Pager thêm. Thế mà bây giờ Smart phone cả là một văn phòng di động với đầy đủ: video, audio, map, ... chịu chả thể kể hết được.

Cứ 6 tháng thì tính năng của điện thoại di động tăng gấp đôi mà giá chỉ còn 1/2.
Hai cái máy tính cùng hãng, cùng giá cùng ngày mua, chỉ sau một thời gian thì hai máy tính đã hoàn toàn khác nhau. Một cái tạo ra một con nghiện game. Cái kia tạo ra một người nói tiếng Anh điêu luyện. Tại sao lại có sự khác biệt ấy? Do việc cài đặt phần mềm và người sử dụng.

Tại sao nhiều người cùng quê, cùng sinh 1 năm với mình, cùng học hết cấp 3 với mình mà chỉ một thời gian sau cuộc sống đã khác hẳn nhau. Do phần mềm được cài đặt.

Lâu nay chủ yếu chúng ta được nhà trường, bố mẹ, bè bạn... cài đặt. Chúng ta luôn là nô lệ của ý đồ của người khác, luôn là công cụ của người khác.

"Chuyện kể rằng có 2 anh em sinh đôi, giống nhau như hai giọt nước. Chẳng may, đang học đại học năm thứ 3 do khủng hoảng bất động sản và nhà đất ông bố chán đời nghiện ngập, quậy phá rồi bị đi tù. 5 năm sau người anh cũng vào tù như bố, người em làm chủ doanh nghiệp nuôi cả nhà và chu cấp cho người anh trong tù. Khi được hỏi thì cả hai đều trả lời rất sinh đôi "Bố tôi thế tôi còn cách nào đâu!" 



Hãy làm chủ bản thân. Tự cài đặt lại ý chí, kỹ năng & kiến thức của chính mình.

Hãy dịch chuyển từ Tôi 1.0 - Thụ động, công cụ của người khác lên Tôi 2.0 - Chủ động, yêu thương, bình an, sáng tạo, mạo hiểm!

Làm như cũ mà mong kết quả mới là điên.
read more

Chống tay đi qua mảnh chai thủy tinh

Rèn ý chí - Chống tay đi qua mảnh chai thủy tinh


read more

Rèn ý chí - đội chai thủy tinh đi qua mảnh chai vỡ


read more

TỰ ĐỔI MỚI - GỐC CỦA ĐỔI MỚI

Ai ai cũng hô hào đổi mới: đổi mới thế giới, đổi mới đất nước, đổi mới cơ quan, đổi mới… Cách mạng đích thực là cải cách chính cái mạng của mình. Chọn cách này ta sẽ đau đớn, khó chịu, khổ sở. Nhưng đó mới là cái gốc của đổi mới. Tiến trình đổi mới chuẩn mực: Tu thân, tề gia, trị quốc bình thiên hạ.

Câu chuyện kể về một nhà vua, sau chuyến vi hành của mình thì đôi chân bị sưng lên đau nhức. Sở dĩ như vậy là vì những con đường trên vương quốc của ông rất gồ ghề và nhiều đá sỏi. Ông quyết định truyền lệnh phải trải thảm da cho tất cả các con đường của vương quốc mỗi lần ông đi vi hành. Thấy vậy, một đại thần đã hiến kế cho nhà vui rằng, chỉ cần nhà vua may một đôi giày với tấm lót bằng da ở dưới thì nhà vua đi tới đâu đôi chân của ngài cũng bước trên những tấm da êm ái.
Có hai cách để đổi mới:

- Đổi mới những thứ bên ngoài

- Tự đổi mới bản thân

Nếu để cuộc sống trôi qua một cách tự nhiên, mọi thứ đều tuân theo quy luật: sinh, lão, bệnh, tử. Ta đang còn rất trẻ, đang đứng đầu trong tổ chức nhưng chỉ một thời gian, ta sẽ già hơn và rất có thể đứng ở vị trí cuối bảng trong chính tổ chức của mình. Thế giới biến đổi với tốc độ chóng mặt. Nhất là trong thời đại của 4G. Muốn tiếp tục tồn tại và phát triển ta cần phải đổi mới.

Thông thường người ta chọn cách 1 – Đổi mới những thứ bên ngoài bằng việc thay đổi chỗ làm việc. Họ nhảy từ công ty này sang công ty khác, hoặc chuyển sang dự án mới. Cách này có vẻ rất dễ. Khi đến chỗ mới, ta sẽ có lợi thế từ kinh nghiệm của nơi cũ và ta có điều kiện học thêm những điều mới mẻ. Vì vậy, ta sẽ hăng say và hào hứng làm việc hơn. Nhưng sau một thời gian, chu trình cũ sẽ lặp lại, ta tiếp tục rơi vào tụt hậu: lão, bệnh, tử. Và ta tiếp tục nhảy việc. Tuy vậy, mọi người vẫn chọn cách này vì cách này rất dễ làm. Nhất là khi ta đã có kinh nghiệm phỏng vấn tìm việc.

Một số ít người chọn cách 2 – Tự đổi mới bản thân. Cách mạng đích thực là cải cách chính cái mạng mình. Chọn cách này, ta sẽ đau đớn, khó chịu, khổ sở hơn. Nhưng đó mới là cái gốc của đổi mới. Và khi ta đã rèn được thành thói quen tự đổi mới và biến thách thức thành thích thú, đam mê, điều đó sẽ cho ta nền tảng vững chắc để luôn tiến bộ và vươn lên. Thế giới luôn thay đổi. Ta không thể thay đổi được thế giới mà cần thay đổi chính mình để thích nghi, thay đổi hay là chết. Không tiến thì biến.

Những áng văn sau đây được tìm thấy trên lăng mộ của một mục sư người Anh:

Khi tôi còn trẻ, trí tưởng tượng của tôi không giới hạn. Tôi mơ ước có thể thay đổi cả thế giới này.

Khi trưởng thành và già dặn hơn một chút, tôi nhận thấy thế giới chẳng đổi thay gì cả. Vì vậy tôi thu hẹp ước mơ của mình và quyết định sẽ làm thay đổi đất nước của tôi. Nhưng dường như đất nước tôi cũng chẳng có gì dịch chuyển.

Khi lập gia đình, tôi đã cố gắng hết sức hòng làm thay đổi gia đình tôi và những người thân của tôi. Nhưng họ chẳng mảy may có ý tưởng gì về điều đó.

Và giờ đây, khi đang hấp hối trên giường tôi chợt nhận ra: chỉ khi nào tôi thay đổi được bản thân mình thì tôi mới thay đổi được gia đình tôi.

Từ sự cổ vũ, khích lệ của họ tôi sẽ sống có ích hơn cho đất nước.

Và ai mà biết được, không chừng nhờ thế tôi sẽ thay đổi cả thế giới cũng nên.

Nhiều công ty, cá nhân nổi lên nhờ tự đổi mới, những chỉ một thời gian ngắn lại rơi vào tụt hậu vì họ rung đùi tự mãn. Họ đã nhanh chóng quên rằng mình được nổi lên là nhờ tự đổi mới. Nhất là trong thời đại ngày nay, khi công nghệ thông tin trong lòng tay mỗi người, thì tốc độ đổi mới của ta ngày càng phải gia tăng. Phải biến tự đổi mới thành văn hóa!


Hãy học loài chim ưng:

Cuộc đời chim ưng kéo dài khoảng 70 năm. Nhưng để sống được quãng đời đó, nó phải trải qua một quyết định khó khăn.

Đến 40 năm tuổi, móng vuốt chim ưng dài ra, mềm đi làm nó không còn bắt và quắp mồi được nữa. Mỏ dài và sắc của nó nay cùn đi, cong lại… Đôi cánh trở nên nặng nề với bộ lông mọc dài làm nó vất vả khi bay lượn, bắt mồi.

Lúc này, nó đứng trước hai sự lựa chọn:

Một là cứ như vậy và chịu chết.

Hai là: nó sẽ phải tự trải qua một tiến trình thay đổi đau đớn kéo dài 150 ngày. Trong tiến trình đó, nó bay lên một đỉnh núi đá và gõ mỏ vào đá cho đến khi mỏ cũ gãy đi. Chim ưng chờ cho mỏ mới mọc ra, rồi dùng mỏ bẻ gẫy các móng vuốt cũ đã mòn. Khi có móng vuốt mới, nó nhổ các lông già trên mình đi. Và sau năm tháng, chim ưng lại bay lượn chào mừng cuộc tái sinh và sống thêm ba mươi năm nữa.

Như vậy, để tồn tại, ta phải “Tự đổi mới”. Đôi khi cần phải loại bỏ những ký ức, quá khứ, thói quen già cỗi. Đồng thời, cần có một hoài bão lớn ở tương lại. Khi đó, chúng ta mới đi đúng hướng, mới thoát khỏi vùng tự mãn. Chỉ khi thoát khỏi gánh nặng của quá khứ, chắt lọc lại những tinh tú nhất, những phương thức hay nhất, hướng tới tương lai hoành tráng, ta mới sống hết mình trong hiện tại được. Hệt như ngôi nhà của ta, nhiều khi ta phải đập phá chính cái mình đã lập ra. Phải vượt lên chính mình. Việc này chắc chắn gian khổ nhưng cũng là cơ hội để ta vươn lên một tầm cao mới.

Vậy, trong bối cảnh hiện nay, đâu sẽ là thời điểm của mỗi cá nhân, của từng doanh nghiệp “tự đổi mới”?

Hiện tại, kinh tế đang khủng hoảng, đó cũng là may mắn. Khủng hoảng bắt tất cả các cá nhân các tổ chức phải nhìn lại mình, đánh giá lại mình, tái định vị lại để tiến tiếp. “Nguy cơ” là trong “nguy” có “cơ”, trong “cơ” có “nguy”. Vấn đề không phải cái gì xảy ra mà quan trọng là ta xử lý như thế nào. Hãy biến khó khăn thành thách thức, thành cơ hội để “tự đổi mới” chính mình, cho một tầm cao mới trong tương lai.

Tiến trình đổi mới chuẩn mực: Tu thân, tề gia, trị quốc bình thiên hạ.

read more

KỸ NĂNG MỀM PHẢI THẬT CỨNG - KỸ NĂNG CỨNG PHẢI RẤT MỀM

Ts. Tâm Việt: Kỹ năng làm người, kỹ năng mềm là nền tảng thành đạt của bất cứ ngành nghề nào, nó rất ít thay đổi, vì vậy, phải được tôi luyện thật kỹ, thật rắn chắc – thật cứng. Kỹ năng cứng – kỹ năng nghề nghiệp, thay đổi quá nhanh nên phải rất mềm và luôn được điều chỉnh thì bạn mới không bị đẩy ra ngoài lề cuộc sống.

“Năm 2011, tỉ lệ SV ra trường làm việc trái ngành rất cao, tới 50%, thậm chí có khảo sát đưa ra tỉ lệ tới 85%. Phần lớn người làm việc trái ngành vì bắt buộc, không thể tìm được việc đúng chuyên ngành đào tạo, nhưng cũng không ít người thành công với việc làm trái ngành”. (Theo Lao Động Online). Ngay cả tác giả của bài này, người đã bỏ ra 10 năm sung sức nhất của thời trai trẻ để bảo vệ luận án tiến sĩ toán lý, vậy mà bây giờ, ông đang làm giảng viên đào tạo Kỹ năng mềm, hoàn toàn trái ngược với ngành nghề mà ông được đào tạo. Và ngay cả bạn – người đang đọc những dòng này, bạn có làm đúng nghề được học hay không? Và nếu bạn làm đúng nghề thì những kỹ năng cứng – kỹ năng chuyên môn của bạn so với thời đi học còn lại bao nhiêu phần trăm? Hay bạn đã được đào tạo mới hoàn toàn 100%.
Ta thấy rõ ràng rằng: việc làm, khả năng thành đạt và kỹ năng chuyên môn (Kỹ năng cứng), không phải lúc nào cũng ăn nhập với nhau. Sao lại thế? Tại sao lại thế?
Thế kỷ 21 là thế kỷ dựa vào kỹ năng, nhưng chúng ta được nhồi nhét quá nhiều kiến thức. Không chỉ có vậy, những kiến thức đó cực kỳ khó học và hơn nữa đó là, nó không bao giờ được dùng đến. Điều đó cũng như việc, nhà nghèo mà ta lại đi sắm những đồ vật rất đắt tiền để mang về và cất vào xó bếp hoặc để ở gầm cầu thang, gậm giường, khiến nhà cửa thêm bề bộn và chật chội.
“Không thể giải quyết vấn đề mới bằng chuẩn mực cũ”. “Làm như cũ mà mong kết quả mới là điên”.
Cũng trong thế kỷ 21 này, chỉ bằng điện thoại di động, qua internet, trong mấy phần nghìn giây, chúng ta hoàn toàn có được những thông tin cập nhật nhất về bất kỳ loại kiến thức nào. Chúng ta thay việc khổ sở học vẹt của mình (và ngay cả khi ta thuộc lòng rồi thì cũng không bao giờ sử dụng) bằng thời gian để rèn kỹ năng, thì chất lượng cạnh tranh của nguồn nhân lực nước nhà chắc chắn sẽ được nâng lên rất nhiều.
Dựa trên phương diện nghề nghiệp người ta phân chia kỹ năng thành 2 loại là: Kỹ năng cứng và Kỹ năng mềm.
Kỹ năng cứng là những kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng chuyên môn, giúp con người thực thi những công việc cụ thể đạt được những tiêu chuẩn nhất định. Kỹ năng cứng thường gắn liền với các tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc tuân theo các trình tự, thủ tục hành chính nhất định của từng tổ chức và có thể đo được. Các kỹ năng cứng mà chúng ta có thể thấy rõ trong xã hội như: kỹ năng hàn, kỹ năng lái ô tô; kỹ năng xây tường, kỹ năng vẽ thiết kế, kỹ năng làm báo cáo tài chính… Những kỹ năng cứng này thường được quy chuẩn theo những quy trình và nguyên tắc cụ thể và được đào tạo ở những trường lớp chính quy.
Kỹ năng mềm là những kỹ năng giúp con người tự quản lý, lãnh đạo chính bản thân mình và tương tác với những người xung quanh để cuộc sống và công việc thật hiệu quả. Kỹ năng mềm bao gồm các kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng lắng nghe... Kỹ năng mềm thường khó quy chuẩn, phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng tương tác và khó có thể đo được. Giao tiếp với cấp trên khác với giao tiếp với khách hàng; giao tiếp với con cái khác giao tiếp với đồng nghiệp… Kỹ năng cứng là chỉ dùng trong công việc, tại nơi làm việc, trong thời gian làm việc. Còn kỹ năng mềm thì được dùng mọi lúc, mọi nơi và suốt đời. Đơn giản, kỹ năng cứng như việc đi xe máy, bạn chỉ dùng rất ít. Còn kỹ năng giao tiếp lúc nào bạn cũng phải dùng, ngay khi ngồi một mình bạn cũng phải biết giao tiếp với chính mình và giao tiếp với chính mình là quan trọng nhất. Hơn nữa, theo mức độ thành đạt và trưởng thành về tuổi tác, tỷ trọng sử dụng kỹ năng mềm ngày càng nhiều hơn.
Kỹ năng mềm dùng mọi lúc, mọi nơi, suốt đời, với mọi người và với chính mình. Càng thành đạt, càng cao tuổi chúng ta càng thiên về kỹ nang mềm hơn.
Thế giới thay đổi ngày càng nhanh, kỹ năng cứng ngày càng mềm hơn. Sau 4 năm đại học, thì tất cả kiến thức và kỹ năng cứng, kỹ năng chuyên môn của bạn đã trở nên lỗi thời, (Đó là chưa nói đến việc chậm trễ thay đổi giáo trình học và việc thiếu cập nhật của thầy giáo). Trong thời buổi phát triển đến chóng mặt của khoa học công nghệ, có rất nhiều ngành nghề mất đi nhanh chóng và được thay thế bằng các ngành khác. Ngay cả kỹ năng cứng – kỹ năng chuyên môn của một ngành nghề cũng cần được cải tiến, nâng cấp một cách liên tục. Ví dụ như: kỹ năng sử dụng điện thoại di động. Khi mới ra đời, ta chỉ cần nắm vững hai chức năng là nhấn nút để nhận cuộc gọi tới và bấm số để gọi đi. Ngày nay, điện thoại di động đã trở thành một văn phòng di động thực thụ. Nó giúp bạn nhận email, tìm đường đi, xem thời tiết, nói chuyện bằng hình ảnh với người thân ở cách xa hàng vạn dặm... Và nếu kỹ năng cứng của bạn như cũ, thì bạn chỉ sử dụng được gần 1/100 chức năng của điện thoại di động. Để theo kịp tốc độ thay đổi của thời đại kỹ năng cứng của bạn phải rất uyển chuyển, phải rất mềm. Muốn vậy, bạn cần nắm thật vững kỹ năng tự học và tự thích ứng. Kỹ năng mềm đó là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất để giúp bạn củng cố kỹ năng cứng, không bị đẩy ra ngoài lề xã hội.
Kỹ năng mềm thật cứng, thật vững vì nó hầu như không thay đổi theo thời gian, không gian. Ví dụ, để lắng nghe ở bất cứ thời đại nào, ở bất cứ dân tộc nào trên trái đất thì bạn vẫn cần kỹ năng mềm: “mắt chớp chớp, miệng đớp đớp, đầu gật như lạy phật”.
Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF) và Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) đã đưa ra bốn trụ cột của giáo dục là:
HỌC ĐỂ HIỂU BIẾT – năng lực nhận thức
1. Kỹ năng ra quyết định/ giải quyết vấn đề
2. Kỹ năng tư duy phân tích
HỌC ĐỂ LÀM NGƯỜI – năng lực cá nhân
3. Kỹ năng tăng cường khả năng kiểm soát bản thân
4. Kỹ năng quản lý cảm xúc
5. Kỹ năng quản lý căng thẳng và áp lực
HỌC ĐỂ CHUNG SỐNG – năng lực ứng xử
6. Kỹ năng giao tiếp ứng xử
7. Kỹ năng đàm phán/ từ chối
8. Cảm thông với người khác
9. Kỹ năng hợp tác và làm việc đồng đội
10. Kỹ năng gây ảnh hưởng
HỌC ĐỂ LÀM VIỆC – kỹ năng chuyên môn, kỹ năng cứng.
Rõ ràng kỹ năng mềm chiếm một tỷ trọng rất lớn - 3 trong 4 trụ cột.
Ông cha ta nói “Tiên học lễ hậu học văn”.
Nguyễn Du từng ca ngợi “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
Đức Phật dạy “Vạn pháp duy tâm tạo” – mọi thứ đều xuất phát từ tâm của ta. Điều đó được tạo ra từ Kỹ năng mềm.
Daniel Goleman cũng đã khẳng định: Kỹ năng cứng IQ chỉ chiếm 15%, kỹ năng mềm EQ chiếm 85% khả năng thành đạt của mỗi con người.
Ta hay nói rằng: “Làm thế nào để trở thành người kỹ sư xây dựng xuất sấc?” Và “Làm thế nào để trở thành người giáo viên toán xuất sắc?”. Ở đây, câu hỏi chung cho hai câu hỏi đó là: “Làm thế nào để trở thành người (tên nghề)... thành công xuất sắc?”
Cũng như vậy với tất cả các câu hỏi cho các ngành nghề khác nhau đều có chung một gốc: “Làm thế nào để trở thành người xuất sắc?”. Rõ ràng, kỹ năng làm người, kỹ năng sống, kỹ năng mềm là nền tảng cho tất cả các ngành nghề trong mọi thời đại. Vì vậy, chúng ta phải được tôi luyện kỹ năng mềm thật kỹ, thật rắn chắc – thật cứng. Thế giới công nghệ thay đổi càng ngày càng nhanh với gia tốc lớn. Chính vì vậy, kỹ năng cứng của bạn càng ngày càng phải mềm hơn.
Như vậy, để phát triển và thành công trong thời đại mới, kỹ năng cứng của bạn phải rất mềm và kỹ năng mềm thì cần thật sự cứng.
read more

TU TÂM - RÈN THÂN - LUYỆN TRÍ ĐỂ TÂM SÁNG - THÂN TÀI - TRÍ CAO

Ts.Tâm Việt: Khi trí đạt đến mức thấu hiểu được gọi là “Trí tuệ”, khi thân đạt đến mức điêu luyện được gọi là “Thân tuệ” và khi tâm đạt đến mức đam mê, được gọi là “Tâm tuệ”. Khi cùng một thời điểm cả ba cùng đạt được cảnh giới đó, con người trở nên Minh Huệ. Đó là khi tam tài nhất thể, tam tuệ đồng tâm, chúng ta tạo ra được kết quả xuất sắc vượt trội nhất, tạo ra giá trị tuyệt hảo nhất cho cuộc đời.

Trong tiểu sử của nhà soạn nhạc nổi tiếng thế kỷ 19, Beethoven, có viết “Đến 1818, Beethoven đã 50 tuổi, Beethoben điếc hẳn cả hai tai và sáng tác Bản Giao hưởng Số 8 rồi bản Giao hưởng Số 9 ra đời, sau đó còn sáng tác thêm Bản Lễ ca trang trọng, những sonata cuối cùng: Liên tấu cho đàn piano và Tứ tấu. Trong toàn bộ di sản của Beethoven, những tác phẩm này nổi bật hơn cả, chủ yếu vì chúng đã vượt ra ngoài các truyền thống cổ điển với lối diễn đạt hết sức thoải mái, các tâm trạng khác nhau của thế giới nội tâm”.
Âm nhạc lúc này với Beethoven không còn chỉ trong trí tuệ của ông mà nó đã bùng cháy trong con tim và lan tỏa khắp thân thể ông. Ông không nghe nhạc bằng tai nữa mà nghe bằng trái tim và cảm nhận bằng cả cơ thể mình. Hoặc nói theo một cách khác, khi đó Tâm-Thân-Trí của Beethoven hợp nhất hòa quyện làm một, tuôn trào thành những tác phẩm vĩ đại. Vì nhạc của ông tuôn trào từ hòa tấu Tâm-Thân-Trí cho nên nó cũng nhập vào người nghe qua cảm nhận của cái một, cái người nhất, cái nhất thể Tâm-Thân-Trí và người nghe đạt được đỉnh điểm của rung cảm.
Nếu bạn hỏi Achimede ông nghĩ gì khi trần truồng nhảy ra khỏi bồn tắm sung sướng hét vang “Eureka – nó đây rồi!”. Tại sao ông không tìm thấy nguyên lý Achimede khi ngồi cặm cụi tư duy trên bàn giấy? Bạn có thể hỏi Newton nghĩ gì khi ngồi trong vườn thấy quả táo rơi và phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn. Và bạn có thể hỏi Công Vinh anh đã lắc đầu như thế nào để có quả đánh đầu tuyệt hảo vào góc chết của khung thành Macao! Bạn có thể hỏi các vĩ nhân trong bất cứ lĩnh vực nào dù là nghệ thuật, chính trị hay kinh tế… làm sao họ có những thời điểm xuất thần. Một đáp án chung cho tất cả các kết quả vĩ đại là hài hòa nhất thể tam tài, giao thoa cộng hưởng của tâm - thân - trí.
Bạn hãy nhìn vào lòng bàn tay mình. Chúng thường có ba đường chỉ tay: đường trên cùng là Tâm Đạo, đường giữa là Trí Đạo và đường dưới cùng là Thân Đạo. Rõ ràng ba đường luôn đồng hành cùng nhau, luôn trong long bàn tay chúng ta. Ông trời ban cho chúng ta ba nhạc cụ tâm - thân - trí để tạo nên bản hòa tấu cuộc đời. Cái lỗi của chúng ta là không biết kết hợp hài hòa, thường hay thiên lệch.
Trí ở đây thể hiện mức độ nhận biết, thấu hiểu của con người trước một công việc hay sự kiện đang diễn ra. Tâm thể hiện yêu thích, sung sướng và đam mê trong công việc của một người. Và Thân thể hiện kỹ năng thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp, điêu luyện. Khi trí đạt đến mức thấu hiểu được gọi là “Trí tuệ”, khi tâm đạt đến mức đam mê, được gọi là “Tâm tuệ” và khi thân đạt đến mức điêu luyện được gọi là “Thân tuệ”. Kết quả của một công việc mà chúng ta làm bằng sự thấu hiểu của trí, đam mê của tâm và điêu luyện của thân sẽ là kết quả xuất sắc và vượt trội nhất tạo ra giá trị tuyệt hảo nhất cho cuộc đời. Khi cùng một thời điểm cả ba cùng đạt được cảnh giới đó, con người trở nên Minh Huệ, đó là khi tam tài nhất thể, tam tuệ đồng tâm.
Trong cuộc sống lứa đôi cũng vậy. Nếu lấy nhau chỉ vì cảm xúc sẽ mù quáng khó bền lâu, nếu lấy vì tính toán thì liệu đó có là tình yêu, nhưng nếu chỉ hoàn toàn thân xác thì liệu có hơn súc vật! Người bạn đời lý tưởng khi được ba trong một: vừa là bạn tri kỷ (Trí), vừa là người tình nồng thắm (thân) vừa là người yêu nồng hậu (tâm).
Ta cùng khảo cứu mô hình tâm - trí - thân để kết hợp hài hòa hơn, mang lại hiệu quả cho cuộc đời hơn.
Máy tính đại diện cho trí, hoàn toàn thiên về tính toán logic, phân tích nhận định. Trẻ thơ đại diện cho Tâm, hoàn toàn cảm xúc và tình cảm trong trắng, chưa biết đúng sai, chưa thể hành động. Búa máy đại diện cho thân, chỉ biết hành động máy móc không toán, không tình cảm.
Khi trí và tâm giao thoa với nhau sẽ tạo ra một kiểu người được “cụ già”, hiểu nhiều biết nhiều, yêu thương tình cảm nhưng sức cùng lực kiệt, lực bất tong tâm, không thể làm được gì đáng kể. Khi trí và thân giao thoa với nhau sẽ tạo ra một kiểu người “Robot”, làm việc chính xác nhanh nhạy nhưng vô hồn vô cảm. Khi chỉ có tâm và thân giao thoa với nhau thì sẽ tạo ra một kiểu người “con vật”, tình cảm và hành động chính xác nhanh nhẹn nhưng không biết tính toán, không biết phân tích và tổng hợp để cho ra những giải pháp tốt nhất. Đó cũng là thể hiện của ba kiểu người thiên lệch đang phổ biến hiện nay. Khi ta biết kết hợp hài hòa “cụ già”, “búa máy” và “con vật” chúng ta sẽ tạo ra được con ngời lý tưởng: tâm sang, thân tài, trí cao. Đúng như cha ông ta đã dạy “một cây làm chẳng nên non, 3 cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Nhưng lâu nay, đa số chúng ta thiên quá nhiều vào việc phát triển trí tuệ của mình mà bỏ qua việc tu tâm và luyện thân. Điển hình trong giáo dục, học sinh, sinh viên ngày nay được học quá nhiều về các lý thuyết nhồi nhét thông tin còn kỹ năng và thái độ bị coi nhẹ. Nếu có được học về kỹ năng và thái độ đó cũng chỉ là những lời khuyên lý thuyết. Phương pháp giảng dạy là “đọc, chép”, nhờ công nghệ đã có chút ít cải cách lên “chiếu chép”. Đó là lý do vì sao thế hệ trẻ ngày nay biết rất nhiều điều, ù lì, lười hành động và ít đam mê. Ngay cách làm cải cách giáo dục của chúng ta cũng thiên về trí, bàn quá nhiều, tốn quá nhiều giấy bút và hội họp, không có mô hình thử nghiệm. Rõ rang muốn cái cách giáo dục phải:
Tu tâm – Rèn thân – Luyện trí để Tâm sáng – Thân tài – Trí cao. “Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”. Ai cũng thấy rõ ràng, Trí – Tâm – Thân là ba phần tạo nên một người toàn diện. Ta không thể sống mà thiếu đi trái tim, cũng không thể sống mà thiếu tay chân và chắc chắn không thể sống nếu đầu rỗng tuếch không não. Phát triển toàn diện là một trong nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục. Giáo dục là giáo dục toàn diện để con người phát triển hài hòa cả tâm – thân – trí.
“Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực là quốc sách”. “Hiền tài la nguyên khí quốc gia”. Con người phải là kết hợp hài hòa của hiền và tài. Hiền là tâm, tài là thân và trí. Nguyên khí quốc gia chỉ được tác thành khi mà trí tâm thân nhất thể cộng hưởng tuôn trào các giá trị cho đời.
Cốt cách, tính cách hay nhân cách là sự thể hiện hài hòa của nhất thể tam tài tâm - thân - trí. Chỉ khi chúng ta tạo dựng được nhân cách Việt đủ mạnh thì mới có thể cùng nhau tạo dựng được hào khí Việt mãi mãi hùng cường.
read more

HÓA GIẢI LỜI NGUYỀN ĐỊNH MỆNH - TỰ TÁI SINH XUẤT SẮC GIÀU SANG

Nhà nọ có hai anh em sinh đôi. Hai người giống nhau một cách lạ kỳ. Hệt như hai giọt nước. Không chỉ hình dáng, nét mặt, giọng nói mà cả tài năng, tính tình hai anh em cũng giống hệt nhau. Cùng giỏi bơi lội. Cùng tài vẽ. Cùng rất thích và rất giỏi bóng đá. Cùng rất yêu quí bạn bè....
Cả nhà đang sống yên vui, bỗng nhiên, không hiểu vì lý do gì người bố sinh ra nghiện ngập. Ông say xỉn, đánh nhau, ẩu đả như cơm bữa. Và cái gì phải đến đã đến, người bố bị vào tù vì tội quá chén gây tai nạn.
Thật đáng buồn, cả hai anh em sinh đôi cùng phải bỏ học. Ba năm sau, như “một lời nguyền định mệnh”, người em cũng quá chén gây tai nạn và vào tù cùng bố. Còn người anh, sau khi bỏ học đã đi làm thuê. Anh miệt mài phụng sự xuất sắc để kiếm tiền cứu vãn sự tan nát của cả nhà. Anh nhanh chóng trở thành một người thợ giỏi rất được tin yêu. Ông chủ cao tuổi lại muộn con, như chết đuối vớ được cọc, đã gả cô con gái độc nhất, rất xinh đẹp cho người anh tài giỏi lại chịu khó kia. An tâm vì sự nghiệp và con gái của mình đã có chỗ dựa vững chắc, ông thanh thản ra đi, giao cho người anh cai quản toàn bộ gia tài giàu có của mình. Như trong chuyện cổ tích, xuất thân từ một gia đình có bố và em cùng say rượu gây tai nạn và đi tù, thật kỳ diệu, người anh đã “tái sinh xuất sắc giàu sang”.
Khi được hỏi tại sao mình lại trở thành người như thế thì thật bất ngờ, cả hai anh em sinh đôi đều có một câu trả lời “rất sinh đôi”: “Bố tôi thế tôi còn cách nào khác!”.

Sao lại thế? Tại sao lại thế? Hai giọt nước sinh đôi mà hai số phận hoàn toàn khác biệt? Phải chăng đó là “Định mệnh”.
Có một câu hỏi thường trực trong mỗi người Việt: “Tại sao người Việt mình thường rất giỏi, rất chăm mà chúng ta đa số luôn nghèo, khổ và nhiều khi nhục nhã?”. “Vì sao đa số chúng ta luôn là người em bất hạnh trong hai anh em sinh đôi?”
Có phải người Việt yếu kém, dân tộc Việt đớn hèn, luôn bị chinh phục? Hoàn toàn không phải như vậy.
Người Việt có một năng lực tuyệt vời. Chúng ta có nhà toán học Ngô Bảo Châu được xếp hàng đầu thế giới. Tiến sĩ Phillipp Roseler chỉ là con mồ côi đất Việt mà làm phó thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử nước Đức. Tiến Minh hồi nhỏ bị hen mà đã trở thành cầu thủ đẳng cấp cao của thế giới. Nhạc cổ điển không phải là phổ biến ở nước ta thế mà Đặng Thái Sơn là người châu Á đầu tiên đoạt Huy chương vàng tại cuộc thi âm nhạc quốc tế Chopin. Dân tộc Việt đã từng nhiều lần oanh liệt đánh tan quân xâm lăng hùng mạnh như Nguyên Mông, đế quốc Mĩ... Thời đánh đế quốc Mĩ, nhiều người dân trên thế giới đã “mơ ước sau một đêm ngủ dậy thành người Việt”. Rõ ràng không phải năng lực người Việt thấp và dân tộc Việt không thể sánh vai với các cường quốc năm châu.
Vậy “lời nguyền định mệnh” mà bấy lâu nay vẫn hằn sâu trong người Việt, văn hóa Việt là gì? Làm thế nào hóa giải được lời nguyền để mỗi người dân Việt và dân tộc Việt tái sinh xuất sắc giàu sang để dân giàu nước mạnh?
Trong “7 thói quen của người thành đạt” Stephen Covey có nhắc: “suy nghĩ tạo hành vi, hành vi tạo thói quen, thói quen tạo tính cách, tính cách tạo số phận”. Suy nghĩ là khởi nguồn tạo nên số phận nhưng ít ai biết cái gốc của vấn đề, cái gì tạo ra suy nghĩ. Cũng như khoa học, mỗi ngành đều có một tiên đề khởi nguồn để từ đó tạo ra các định lý, các nguyên lý hoạt động. Ví dụ như tiên đề của hình học phẳng là: hai đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau. Còn với con người, đó là đạo, là cái gốc, là những ngầm định nền tảng, những giá trị cốt lõi, những điều đã hằn sâu trong tâm thức chúng ta và là khởi nguồn của mọi tư duy, là cái gốc của số phận, cái tạo ra định mệnh. Thái độ, ý chí chính là hệ điều hành, là phần mềm mặc định tạo nên định mệnh cho máy tính – con người.
Chúng ta vẫn thường tự vấn: “Làm thế nào để đỡ khổ, đỡ nghèo, đỡ nhục, đỡ ngu...”. Và từ bé chúng ta luôn được khuyên: “cố một tý cho đỡ khổ, đỡ nghèo, đỡ nhục, đỡ ngu, ....”.
Câu trả lời là gì cho những trăn trở đó của chúng ta?
Hằn sâu trong đạo làm làm người, phần mềm mặc định, phương thức sống của chúng ta là: “Ráng tí xíu cho đỡ nghèo, đỡ khổ, đỡ nhục...”. “Ráng tí xíu” nghe quá hẹp hòi, nhỏ nhoi và khổ sở. Đáng buồn hơn của “ráng tí xíu” là chỉ để “đỡ nghèo”, “đỡ khổ”, “đỡ nhục”, “đỡ ngu”... Đỡ nghèo vẫn là nghèo. Đỡ khổ chỉ là khổ. Đỡ ngu thì làm sao thoát ngu. Văn hóa như vậy khiến chúng ta mãi loay hoay trong cái định mệnh nhỏ nhoi của nghèo, khổ, nhục, ngu... Để rồi “phận nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo”. Khi chúng ta luôn khuyên con cái: “cố gắng chăm học rồi ba má chạy cho chỗ làm lương kha khá” thì chắc chắn định mệnh làm thuê, cuốc mướn sẽ đeo đuổi người Việt mãi mãi.
Làm thế nào để hóa giải lời nguyền định mệnh khiến ta luôn có tư tưởng làm thuê quốc mướn, nghèo khổ nhục nhã? Làm thế nào tái sinh xuất sắc giàu sang để người Việt thành đạt hạnh phúc dân tộc Việt hào hùng muôn thuở dù trên chiến trường hay thương trường?
Ta không thể chỉ lo lắng học để đi thi, cũng không thể nhầm lẫn rất giữa công cụ và mục đích như vậy. Mục đích quyết định, định hướng để xác định công cụ. Mục đích rõ ràng thì ta càng chuẩn bị công cụ rõ ràng, chuẩn xác được vì “Không có nơi đến làm sao mà đi”. Học giỏi chỉ là công cụ. Công cụ mà không có mục đích rõ ràng, cũng chỉ để mục ruỗng. Lãng phí lớn nhất của nước ta là học một đường làm một nẻo. Người Việt đã thi được nhiều giải xuất sắc tầm cỡ quốc tế. Thế nên, ta chỉ cần thay đổi mục đích của đào tạo thành: Tạo ra những chủ nhân, những doanh chủ tầm cỡ thế giới, phụng sự xuất sắc giàu sang chính đáng. Điều đó sẽ tạo những bước tiến thần kỳ cho Việt Nam.
Không chỉ vậy, cuộc đời đơn giản hơn chúng ta nghĩ rất nhiều, đôi khi đơn giản một cách lạ kỳ ít ngờ đến, đó là: “thấy hay làm theo ngay, thấy ngu làm ngược lại”. Chỉ cần làm ngược lại với “ráng tí xíu” bằng “dấn thân phụng sự xuất sắc”. Ngược với “nghèo, khổ, nhục” là “giàu sang vinh quang”. Thay vì “ráng tí xíu cho đỡ nghèo, đỡ khổ...” chúng ta cần tạo dựng được văn hóa mạnh của người Việt, văn hóa “phụng sự xuất sắc, giàu sang vinh quang”. Thay vì khuyên con cái “cố gắng chăm học rồi ba má chạy cho chỗ làm lương kha khá” thì phải rèn cho con cháu ý chí “dấn thân phụng sự xuất sắc” để trở thành những ông chủ, bà chủ của các doanh nghiệp giàu sang có chi nhánh ở năm châu bốn biển. Chỉ một lựa chọn tưởng như rất nhỏ mà tạo ra kết quả khác biệt bất ngờ.
Khi và chỉ khi “phụng sự xuất sắc, giàu sang vinh quang” được ngấm vào máu được lập trình trái tim, là hệ điều hành được cài đặt mặc định trong mỗi người Việt từ già, trẻ, gái, trai và ngay từ tấm bé, chắc chắn người Việt sẽ giàu, nước Việt sẽ mạnh. Chúng ta sẽ không chỉ oanh liệt trên chiến trường mà còn huy hoàng trên thương trường.
“Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa”, liệu câu ca đó có còn phù hợp với thời đại ngày nay? Khi mà, con người có một khả năng kỳ lạ là: “Biến cái không tưởng thành bình thường”. Ta có thể bay lên cung trăng, sao hỏa, sao kim, khoan sâu xuống lòng đất hàng chục cây số... Con người được sinh ra để thực hiện các ước mơ. Khốn nỗi chúng ta dang bị “giấc mơ con đề nát cuộc đời con”. Chúng ta mơ cũng rất nhỏ nhoi, cò con. Mơ mà còn “tiết kiệm”.
Vậy thì vì sao ta không tạo dựng văn hóa “Phụng sự xuất sắc – Giàu sang vinh quang” cho Việt Nam mình.
Muốn có những con người mạnh phải có một văn hóa mạnh. Nội lực của người Việt của dân tộc Việt rất mạnh. Chúng ta cần có một “thần hiệu” mạnh để kích hoạt tiềm năng con người, tiềm năng dân tộc, để thổi bùng lên hào khí Việt. Khi và chỉ khi toàn dân đồng thanh, đồng chí, đồng khí, đồng lòng, muôn người như một, thì dân tộc ta mạnh như vũ bão sẽ vươn lên vượt trội dù là chiến trường hay thương trường. Dân tộc Việt đã từng làm kinh hồn khiếp vía quân xâm lăng bằng thần hiệu “đánh” của hội nghị diên hồng, bằng thần hiệu “sát thát” để thắng quân Nguyên Mông, bằng thần hiệu “không có gì quí hơn độc lập tự do” để thắng đế quốc Mĩ.

Thần hiệu “Phụng sự xuất sắc – Giàu sang vinh quang” phải nhập vào tâm, ngấm vào thân hằn vào trí, phải ngấm vào máu mỗi người dân Việt để luôn luôn là ngọn đuốc soi đường, là kim chỉ nam cho mỗi hành động. Đó cũng chính là “thần chiêu” hóa giải lời nguyền định mệnh “cố một tí cho đỡ nghèo đỡ khổ” để chúng ta “tái sinh xuất sắc giàu sang”, giúp đất nước dịch chuyển lên một tầm cao mới để dân Việt giàu, nước Việt mạnh.
Cách giải quyết vấn đề, cách trả lời câu hỏi rất quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là cách đặt vấn đề, cách đặt câu hỏi. Khi biết đặt vấn đề đúng, đặt câu hỏi đúng thì câu trả lời sẽ đến. Câu trả lời luôn nằm sẵn trong câu hỏi. Chính cách đặt vấn đề, cách đặt câu hỏi là “lời nguyền định mệnh” và cũng là “thần dược để tái sinh xuất sắc giàu sang”. Ta chính là câu hỏi thường trực trong đầu ta. Số phận là kết quả của hệ điều hành, của phần mềm mặc định, kết quả của ý chí, của lập trình trái tim. Hãy thay hệ điều hành mặc định “làm thế nào đỡ nghèo” bằng thần hiệu “Phụng sự xuất sắc – Giàu sang vinh quang” để đưa người Việt và dân tộc Việt bay bổng cùng các dân tộc anh em năm châu bốn bể!
read more

TỰ LÃNH ĐẠO - ĐỈNH CAO CỦA LÃNH ĐẠO

Ts. Tâm Việt: Thế giới ngày càng phát triển. Một điều kỳ lạ là càng phát triển lại càng bất ổn. Khủng hoảng ngày càng trầm trọng hơn. Lãnh đạo thực sự ngày càng thiếu hụt ở mọi tổ chức, dù đó là đạo giáo hay đảng phái, dù đó là kinh doanh hay thể thao... Khắp nơi trên thế giới người ta càng ngày càng ít tin vào giới lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo chỉ lo "lãnh đạo" bắt bẻ người khác mà bỏ qua chính mình không một chút băn khoăn. Tự lãnh đạo bản thân là đỉnh cao của lãnh đạo, cũng là cái gốc, nền tảng để vươn tới tầm cao. Gốc không có làm sao đạt tới đỉnh. Gốc của lãnh đạo là hiến tài mới hái tiền, sung sướng là phụng sự rồi mới hưởng thụ.

Chuyện kể rằng, một bà mẹ dẫn cậu con trai của mình, cậu bé mắc chứng ăn đường vô độ, đến gặp thánh Gandhi và thỉnh cầu ngài giúp khuyên cậu bé để cậu bé không ăn đường nữa. Thánh Gandhi cười và nói với bà mẹ rằng: “Hai tuần sau bà dẫn cháu đến gặp lại tôi”. Nghe lời Ganhdi bà mẹ dẫn cậu bé về và hai tuần sau quay lại. Lần này, Ganhdi chân thành “Xin lỗi bà tôi vẫn chưa thể giúp cháu được, một tuần sau bà dẫn cháu đến gặp tôi”. Bà mẹ lại dẫn con về và một tuần sau lại mang con đến gặp Ganhdi. Thật kỳ lạ, Gandhi chỉ gặp cậu bé trong vòng năm phút mà sau đó cậu bé giảm hẳn ăn đường. Ít lâu sau, gặp lại Ghandi bà mẹ chân thành cám ơn và không khỏi tò mò hỏi thánh Gandhi: “Vì sao chỉ mất có năm phút khuyên nhủ cháu mà ngài bắt mẹ con tôi phải chờ ba tuần liền và mất công đi lại thêm hai lần như vậy?”. Gandhi nhìn bà mẹ cười thành thật: “Trước khi gặp mẹ con bà tôi cũng là người ăn đường rất nhiều”.
Chính vì trước đây Gandhi cũng là người ăn đường rất nhiều nên ông cần tự lãnh đạo mình, chữa mình trước, rồi mới khuyên cậu bé. Đó cũng là lý do vì sao phải mất ba tuần sau Gandhi mới gặp cậu bé. Ông cha ta có câu “Tu thân –Tề gia – Trị Quốc – Bình thiên hạ”. Nhà lãnh đạo tài ba Gandhi luôn thấm nhuần “Muốn lãnh đạo được người khác trước tiên phải lãnh đạo chính mình một cách chuẩn xác”. Lãnh đạo là tạo gương. Tự lãnh đạo bản thân – Đỉnh cao của lãnh đạo.
Một trong các khác biệt cơ bản nhất giữa lãnh đạo và quản lý là lãnh đạo tập trung vào thay đổi, cải cách, quản lý tập trung vào duy trì ổn định. Thế kỷ 21, biến đổi khí hậu mãnh liệt hơn, khủng hoảng liên tục hơn, trầm trọng hơn, vai trò lãnh đạo càng ngày càng chiếm ưu thế. Làm chủ nghệ thuật lãnh đạo càng cấp bách hơn bao giờ hết. Cũng vì lẽ đó, người lãnh đạo càng cần tự lãnh đạo tự đổi mới mình trước khi lãnh đạo và đổi mới người khác. Không thể lãnh đạo kiểu “treo đầu dê bán thịt chó”, “nói một đường làm một nẻo”. Người lãnh đạo thực sự không phải là người để quần chúng phải cảnh giác và nhắc nhở lẫn nhau “đừng nghe lãnh đạo nói hãy xem lãnh đạo làm”. Một trong những phẩm chất quan trọng của lãnh đạo là trung thực. Đỉnh cao của trung thực là trung thực với chính mình. Một hành động đẹp đè bẹp triệu lời bàn suông. Sức mạnh thực thụ của lời nói là sức mạnh của lời nói được bảo đảm bằng việc làm, bằng tấm gương tự thân.
Ở cảng nọ, sau trận cuồng phong, chỉ còn một con tàu quay về cảng. Các nhà báo đến phỏng vấn vị thuyền trưởng tại sao các tàu khác bị lật đắm mà tàu của ông vẫn an toàn trở về. Thuyền trưởng khẽ khàng: “Tôi luôn lái tàu lao thẳng vào tâm bão”. Người lãnh đạo cũng như thuyền trường của một con thuyền, khi đối mặt với bão tố họ chính là người ảnh hưởng đến sống chết của tất cả những thành viên khác.
Thuyền trưởng – lãnh đạo cao nhất của con tàu trong bão dông, đã thấm nhuần rằng cách duy nhất để sống còn là lao vào tâm bão. Lãnh đạo luôn hiện diện và đối đầu với khó khăn với sóng gió, chèo chống để bảo đảm an toàn cho người và của. Đối mặt, không né tránh, không bỏ chạy. Né tránh thì chỉ có nước chết. Biết vậy nhưng bao thuyền trưởng khác không đủ dũng cảm để lao vào tâm bão và họ đã mãi mãi vùi xương nơi đáy biển.
Chuyện xưa cũng kể rằng, loài quỷ nắm giữ một báu vật và không muốn cho loài người có được nó. Chúng bàn nhau tìm cách cất dấu thật kỹ báu vật đó đi. Chúng định dấu lên núi cao, nhưng không được vì loài người luôn háo hức chinh phục đỉnh cao. Định dấu xuống đáy biển nhưng chúng biết loài người sẽ khoan sâu dưới đáy biển nhiều cây số. Định dấu lên cung trăng nhưng chúng biết rằng loài người sẽ chinh phục được tận sao Hỏa sao Kim. Cuối cùng chúng đã dấu báu vật nơi mà con người không bao giờ ngó đến, thật bất ngờ đó chính là trong trái tim của họ. Và quả vậy, đến tận bây giờ con người vẫn lao đi tìm hạnh phúc ở những nơi xa xôi khác mà bỏ qua trái tim mình không thương tiếc.
Ngày nảy ngày nay, chuyện kể rằng, loài quỉ giờ đây còn ác độc hơn, chúng cấy vào trái tim con người một loại virus lây nhiễm rất nhanh. Đấy là virus “tham lam”. Ác độc hơn chúng cấy loại virus cực mạnh là “tham, sân, si” vào trái tim các nhà lãnh đạo.
Quỉ ngày nay khác hẳn quỉ ngày xưa. Chỉ con người là vẫn vậy, vẫn tham lam chinh phục chiếm đoạt những thứ bên ngoài mình. Họ càng lệch hướng càng thêm nguy hiểm. Tâm bão nằm trong chính trái tim của mỗi người, tâm bão thời đại nằm trong trái tim các nhà lãnh đạo. Nếu lãnh đạo – thuyền trưởng cuộc đời mải miết lao ra bên ngoài mà né tránh tâm bão ngay trong trái tim mình, không thành thực với trái tim mình, không lao vào tâm bão - con tim thì chỉ có nước tan thây. Họ cần biết rằng, nơi bình yên nhất là tâm của cơn bão, tưởng xa nhưng hóa ra lại rất gần. Bão thiên nhiên thì ít, ngắn ngày, còn dự báo được. Bão cuộc đời thì nhiều vô kể, luôn bất ngờ, dai dẳng. Dông bão cuộc đời có thể ập xuống từ bất cứ nơi đâu, từ kẻ thù và bất ngờ hơn cả là từ những người thân yêu nhất. Bất ngờ khó chống đỡ hơn cả là sóng thần nổi lên từ tâm quả đất, từ dưới đại dương. Ít nhà lãnh đạo chống đỡ nổi sóng thần “tham, sân, si” từ sâu thẳm tâm can của chính bản thân họ.
Ai cũng yêu tự do. Suốt đời chúng ta đấu tranh vì tự do. Ai cũng thuộc lòng “không có gì quí hơn độc lập tự do”. Các nhà lãnh đạo phấn đấu vươn lên để được tự do nhất. Thật là ngược đời, rất nhiều nhà lãnh đạo không những không có tự do mà càng lên chức lại càng ngập sâu vào gông cùm vật chất. Thế mà chúng ta cứ tự nguyện cùm mình vào nhà cửa, tự nguyện gông vào xe cộ, tự mình chui vào gọng kìm chức tước... Khốn nạn hơn, cái cùm, cái gông ấy lại càng ngày càng to hơn. “Cả thèm chóng chán”. “Được voi đòi tiên”. Tham, sân, si không tự mất đi mà càng ngày càng lớn dần và chỉ khi bị gông cùm nhà cửa, chức tước biến thành còng số 8 sau cửa nhà lao chúng ta mới ước gì đổi tất cả lấy hai chữ “tự do”.
Trời ơi biết đến khi mô?

Thân ta mới lại từ trong tới ngoài.
Thơm như hương nhụy hoa nhài,
Sạch như nước suối ban mai giữa rừng.

“Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”. Người cần lãnh đạo nhất là chính mình. Người không vì mình thì trời tru đất diệt. Ta hãy đối mặt với chính mình, hãy bắt đầu từ chính mình. Hãy thay đổi từ sâu thẳm tâm ta. Đừng để cho vật chất cản bước tự do, cản bước tiến lên về tầm vóc, về trí tuệ, về tinh thần của những người lãnh đạo. Hãy dừng lại và tự hỏi “ta còn thiếu gì không, kiếm chác thêm có để làm gì không! Có thực sự ta muốn kiếm chác hay đấy chỉ là một thói quen hoành hành ta? Ta là người lãnh đạo hay là một kẻ nô lệ của thói quen?”. Ta đã có thừa vật chất để sống nhiều đời rồi, tham thêm cũng có dùng được đâu. “Hổ chết để da, người ta chết để danh”. “Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Nếu vào nhà đá liệu vật chất còn có ý nghĩa gì? Hãy thay đổi từ thực thụ từ trong ra ngoài. Ta hãy vươn tới đỉnh cao của lãnh đạo – Tự lãnh đạo.
Rõ ràng “lãnh đạo là nhiệm vụ chứ không phải chức vụ”, “lãnh đạo là chức năng chứ không là công cụ kiếm ăn”. Lãnh đạo làm việc với con người, chứ không phải quản lý đầu việc. Người lãnh đạo chỉ sung sướng thực thụ và bền vững trong quá trình dấn thân phụng sự chứ khônng phải là thời điểm ngồi đếm của. Hãy học Đức Phật, rời bỏ tất cả vật chất vướng víu đời thường, ngày ngày chỉ khất thực và giảng đạo, phụng sự hết mình. Chính như vậy, Đức Phật mới đạt tới đỉnh cao của lãnh đạo, để lại tiếng thơm muôn đời, luôn là tấm gương để muôn người noi theo.
read more

QUẢN TRỊ TÂM THẾ

Ts. Tâm Việt: Ai ai cũng muốn thành đạt & hạnh phúc. Đề tài thành đạt hạnh phúc đã tốn không biết bao nhiêu công sức và giấy mực. Làm thế nào để thành công vượt trội? Làm thế nào để xây dựng cho mình một sự nghiệp? Cái gì tạo nên phong cách sống? Làm thế nào để lúc nào ta cũng có một phong cách sống đẳng cấp cao? Stephen Covey, tác giả cuốn sách nổi tiếng thế giới - 7 thói quen của người thành đạt, có viết: “Suy nghĩ tạo hành vi, hành vi tạo thói quen, thói quen tạo tính cách, tính cách tạo số phận”. Điều đó liệu đã chính xác? Từ nghĩ đúng đến làm được là cả một khoảng cách xa vời vợi. Nghĩ một đường, nói một nẻo, còn làm lại khác hẳn là chuyện thường ngày.

Ngày xửa ngày xưa, Thân thể, Trí tuệ và Tình cảm cùng chung sống và rất thân thiết với nhau. Một lần chúng chơi trốn tìm, Thân thể là người đi tìm còn Tình cảm và Trí tuệ đi trốn. Trí tuệ rất thông minh nên ngay lập tức tìm được chỗ trốn lý tưởng mà Thân thể không thể tìm ra được. Còn Tình cảm thì luống cuống mãi, cuối cùng, nhảy vào một bụi cây gần đó để trốn. Bụi cây rậm rạp nên khá kín đáo và Tình cảm rất an tâm về chỗ trốn này. Khi Thân thể mở mắt đi tìm, Thân thể đi tìm khắp xung quanh, mà không thấy Trí tuệ và Tình cảm đâu cả. Chán nản, Thân thể bèn lấy một cành cây bên đường, rồi sẵn chỗ nào, chọc cành cây vào chỗ đó. Chẳng may Thân thể chọc vào bụi cây mà Tình cảm đang trú, Tình cảm cuống quá, không kịp tránh nên vô tình bị cành cây chọc vào mắt, khiến đôi mắt bị mù. Trí tuệ khi đó mới xuất hiện và trách móc Thân thể là người lỗ mãng. Thân thể trách Trí tuệ cậy mình thông minh mà không coi ai ra gì, Tình cảm thì chỉ biết đau khổ ôm đôi mắt mù lòa của mình mà khóc. Thế rồi Thân thể, Trí tuệ và Tình cảm mỗi người đi về một phía khác nhau. Không ai chịu ai và từ đó chúng không cùng chung sống với nhau nữa.
Bởi thế mà ngày nay, ta thường thấy người có trí tuệ tốt thì tình cảm và thân thể yếu kém, người có thể lực tốt thì trí tuệ lại ít ỏi. Quan văn thì yếu mà quan võ thì nông cạn. Kẻ tình cảm thì bị coi là thiếu sáng suốt. Rất ít người văn võ song toàn. Càng ít người có cả trí tuệ, thể lực và tình cảm phát triển đồng đều và thống nhất, hòa làm một. Phải chăng vì con người thiếu một trong ba phần đó nên xã hội phát triển thiên lệch và loạn lạc.
Một ngày kia, Ông Trời đã gọi Trí tuệ, Thân thể và Tình cảm đến và đưa cho mỗi người một cây:
- Các con làm sao để cây của mình đứng được trên mặt đất mà không dựa vào các đồ vật khác.
Trí tuệ vắt óc suy nghĩ, Thân thể vội xoay xở chống cây dọc rồi ngang, còn Tình cảm thì xuýt xoa “sao cây này lại nhiều chạc và đầu mấu đến vậy, thật xù xì xấu xí quá”.
Loay hoay mãi mà không biết làm sao để cây đứng được. Chúng cứ thả tay ra thì mỗi cây lại ngã chỏng chơ ra sàn một cách thảm thương. Hồi lâu, ông Trời mới gọi cả ba lại gần nhau và cho ba cây tựa vào nhau.
- Các con xem, vì sao ba cây này đứng được? Là vì chúng dựa vào nhau, hỗ trợ cho nhau và trên đỉnh cao của mỗi cành cây, chúng nhất thể hòa vào nhau tạo ra một thể - thế đứng. Mỗi cành cây đều có chạc cây, những đầu mấu đặc biệt, khác biệt của riêng mình nhưng biết bổ sung hài hòa thì tạo ra sự liên kết chắc chắn. Trong thế 3 cây đó, không có cây nào quan trọng hơn cây nào cả, sự dịch chuyển của một cành cây khiến cả hai cành còn lại cũng phải dịch chuyển theo. Một cành đổ thì mất thế, cả hai cành kia cũng đổ theo. Hệt như ba cây, khi ba con kết hợp chặt chẽ với nhau, hòa đồng vào nhau, nhất thể là một, các con tạo một sức mạnh cho con người, tạo tâm thế cho con người.
Lúc này, cả Trí tuệ, Thân thể và Tình cảm đều nhận ra rằng sức mạnh đỉnh cao chỉ có được khi cả ba đồng tâm, nhất thể với nhau. Động thân sẽ động não và động lòng. Động lòng cũng động thân và động não. Động não thì động lòng và động thân. “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Trong cuộc đời đầy sóng gió này, muốn thành công cần tam tuệ đồng tâm, tam tài nhất thể, “dù ai nó ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”.
Theo lý thuyết hệ thống, bất cứ một hệ thống nào muốn vững mạnh đều cần dựa trên sự phát triển mạnh mẽ và hài hòa của tối thiểu 3 thành tố. Con người là một hệ thống hoàn hảo nhất trong các hệ thống. Thế mà lâu nay chúng ta lại chỉ thiên lệch về trí tuệ, đề cao trí tuệ một cách thái quá. Một trí tuệ siêu việt đến đâu mà nằm trong một thân thể yếu ớt, một tâm hồn ủ dột thì cũng chỉ là mơ ước hão huyền, lực bất tòng tâm. Đấy cũng là lý do tại sao ngày càng nhiều người bị stress, trầm cảm. Chúng ta đang chuyển sang quản trị thông minh cảm xúc. Và đồng thời cũng không thể bỏ qua thông minh thân thể và vận động BI – Bodily Kinesthetic Intelligence. Nói gì thì nói, gốc của con người là động vật, mà động vật thì bắt buộc phải vận động. Thông minh vận động là có thân thể khỏe đẹp và khéo léo, điều này thể hiện rõ ở những người làm nghề thể thao, nghệ thuật, tiểu thủ công nghiệp... Đại diện đặc biệt về thông minh vận động là Edison – người sáng tạo nhất trong lịch sử phát triển loài người.
Đầu thế kỷ 20, thế giới tranh giành nhau để quản trị tài nguyên thiên nhiên. Nửa cuối thế kỷ 20, thế giới đã dịch chuyển sang quản trị tài nguyên con người với các cường quốc nổi lên như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore... Đến cuối thế kỷ 20, có một bước dịch chuyển quan trọng trong quản trị tài nguyên con người, từ quản trị trí tuệ IQ sang quản trị thông minh cảm xúc EI-Emotional Intelligence! Thông minh cảm xúc là khả năng thấu hiểu và điểu khiển được cảm xúc của mình và của người khác. Thực chất, thế giới đang dịch chuyển từ quản trị tài nguyên con người HRM-Human Resourse Management sang quản trị vốn con người HCM – Human Capital Management. Quản trị vốn con người chính là hài hòa nhất thể ba yếu tố IQ – BI – EI tạo thành tâm thế vững vàng. Hay nói cách khác chính là quản trị được tâm thế.
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết đến câu chuyện “Con hổ có lá gan chuột nhắt”. Chú chuột mặc dù đã biến đổi thành hổ, có hình hài khỏe khoắn oai vệ của một chú hổ nhưng chú vẫn mang tâm thế của chuột. Là hổ, mà không phải là hổ, hay nói chính xác hơn, là hổ mà không có tâm thế của hổ. Trong thế giới hiện nay, rất nhiều người đi làm thì trong tâm thế của một sinh viên đi thực tập; khi về nhà với người thân lại trong tâm thế một quan tòa, giám đốc hách dịch; đã làm chủ gia đình và công ty nhưng vẫn mang tâm thế của đứa con út hay người làm thuê… Điều đó không khác gì chú chuột hổ to xác và oai vệ nhưng vẫn sợ một chú mèo nhỏ. Nếu chỉ có một thân thể khỏe mạnh, hoặc một nhận thức uyên thâm hay một trái tim giàu tình cảm chưa đủ tạo nên tâm thế một con người. Thậm chí có hai trong ba yếu tố đó cũng vẫn chưa tạo nên tâm thế một con người. Chỉ khi kết hợp hài hòa cả thân thể, nhận thức và trái tim thì mới tạo cho ta một tâm thế; và khi cả 3 yếu tố đó đều đạt ở đỉnh cao, nhất thể hài hòa với nhau, thì ta có được một tâm thế đỉnh cao, tâm thế của người xuất chúng.
Một con người thành công, cần hoàn thiện cả 3 yếu tố là IQ, BI, EI; ba yếu tố này phải tam tuệ đồng tâm, tam tài nhất thể để tạo thành một thể - tâm thế xuất sắc, tâm thế đỉnh cao. Con người khi đó mới thực sự người nhất và thành công nhất.
Không chỉ có vậy, chúng ta còn có 3 bộ nhớ chức năng tương đương với 3 loại hình thông minh. Bộ nhớ dữ kiện hỗ trợ cho sự sáng suốt trí tuệ gia tăng IQ (Intelligence Quotient - Thông minh logic), bộ nhớ tiến trình hỗ trợ sự khéo léo khỏe mạnh của thân thể gia tăng BI (Body Intelligence - Thông minh thể chất) và bộ nhớ cảm xúc nuôi dưỡng tình cảm của ta gia tăng EI (Emotional Intelligence - Thông minh cảm xúc). Ba bộ nhớ (dữ liệu – trí tuệ, tiến trình – kỹ năng và cảm xúc – thái độ) luôn đồng hành trong mọi hoạt động của cuộc sống. Có người trước khi bắt đầu công việc, chỉ nhớ về cảm xúc sung sướng khi đã từng hoàn thành các công việc xuất sắc, mà không nhớ đến tiến trình giúp mình thành công, không nhớ đến các dữ kiện liên quan…vì vậy chưa tạo được tâm thế tốt nhất cho mình, và kết quả là thành công không đến, thành tích cũng không cao. Trong khi đó, ở trường thì ta chỉ đào tạo để lưu giữ lại những dữ kiện mà không có ý thức tập trung và lưu giữ lại tiến trình và cảm xúc trong quá trình trải nghiệm của mình. Để rồi, mỗi khi ta đứng trước một thử thách, trước một công việc… ta lại cảm thấy như một bắt đầu mới, với quá nhiều khó khăn và trở ngại. Những lúc như thế, nếu ta kích hoạt – khởi tạo lại được bộ nhớ tiến trình, bộ nhớ cảm xúc về những thành công, thành tích cùng với quá trình mình thực hiện để đạt được thành công, thành tích đó và những cảm xúc tuyệt vời, sung sướng tột đỉnh, hạnh phúc vô bờ… thì tâm thế của ta khác hẳn. Cách ta đối diện và giải quyết công việc, thách thức cũng khác hẳn, bởi ta có sự nhất thể của lý trí, thân thể và cảm xúc. Sự nhất thể đó tạo nên tâm thế của một người luôn sẵn sàng, hết sức mình hành động, chuyên tâm làm việc để thành công vượt trội. Thiếu một yếu tố nào trong ba yếu tố: thể lực, nhận thức và cảm xúc thì “người không ra người mà ngợm chẳng ra ngợm”. Kết hợp nhuần nhuyễn 3 loại hình thông minh IQ, BI & EI làm cho mỗi thành phần đều mạnh lên, cái tổng thể nổi trội hơn hẳn là thông minh tâm thế.
Quản trị sự nhất thể, lữu giữ được tâm thế nhất thể để bất cứ khi cần là có thể gọi nhớ sử dụng được ngay chính là nền tảng của quản trị tâm thế.
Thế giới quan phương Đông, có đặc điểm quan trọng nhất, cốt tuỷ nhất - là ý thức về tính nhất thể của các thành tố trong hệ thống. Cả IQ, BI, EI đều có liên quan với nhau và là thành phần bất khả phân của một cái toàn thể, là những hiện thân khác nhau của một thực tại cuối cùng – tâm thế. Tâm thế là cái tạo ra phong cách sống, đẳng cấp sống và sự nghiệp của mỗi con người. Phong cách con người là tâm thế. Tâm thế là một nhất thể, tâm thế không thể phân chia. Tâm thế vừa là kết quả vừa là khởi nguồn của trí-IQ, thân-BI, tâm-EI. Tâm thế luôn xuất hiện trong trí, thân, tâm. Trí, thân, tâm luôn luôn là thành phần hữu cơ của tâm thế.

Quản trị tâm thế là đồng nhất được trí tuệ, thân thể và cảm xúc, hợp nhất nó lại theo một định hướng nhất định và phát huy tối đa, hài hòa sức mạnh của cả 3 yếu tố. Mỗi con người, muốn thành công, giàu sang vinh quang cần luôn khởi tạo, duy trì và phát triển cho mình luôn có được tâm thế đỉnh cao, tâm thế xuất chúng bằng cách thống nhất hài hòa tam tuệ đồng tâm, tam tài nhất thể trí tuệ, thân thể và cảm xúc để có được tâm thế thông tuệ. Trong thời kỳ khủng hoảng, hơn bao giờ hết, chúng ta phải dịch chuyển từ quản trị thông tin lên tầm cao mới: Quản trị tâm thế.
Khi đó, tâm thế giúp ta tập trung, tích trữ nguồn năng lượng đỉnh cao trong cơ thể mình, trạng thái dự trữ năng lượng đó chính là thế năng mà ta đạt được. Khi nguồn năng lượng đã được tích trữ đủ, nó sẽ tạo động năng cho hành động của ta. Và chỉ có hành động mới đem lại thành công cho con người.

Khi ta kết hợp hài hòa được trí-IQ, thân-BI & tâm-EI lúc đấy năng lượng luôn: Kết nối, Nhất thể, Cộng hưởng, Tràn trề, Tuôn chảy. Nếu ta không biết phối hợp, kết nối thì nguồn năng lượng trong ta luôn: Rời rạc, chia tách, đối kháng, cạn kiệt, tắc nghẽn.
Khi mọi giác quan (V-A-K-O-G) của ta đều mở ra tiếp cận với sự việc, thì nhận thức, cảm xúc và thể chất của ta cùng được phát triển và hòa hợp thống nhất tạo ra tâm thế. Năng lượng tuôn trào và tạo mạch thông suốt khi ta đạt được tâm thế đỉnh cao. Chính vì vậy, trong mọi trải nghiệm của mình, ta cần trải nghiệm bằng tất cả các giác quan: thị giác (Video), Thính giác (Audio), Xúc giác (Kinesthetic), Khứu giác (Olfactory) và Vị giác (Gustation), khi đó việc lưu giữ lại dữ liệu, tiến trình, cảm xúc hay lưu giữ tâm thế mới rõ nét và chặt chẽ trong bộ nhớ của chúng ta. Đó là khi ta sẵn sàng nguồn năng lượng đỉnh cao cho thành công.
Người Việt Nam ai cũng muốn nhanh hơn, mạnh mẽ hơn, chắc chắn hơn trên con đường xây dựng và phát triển sự nghiệp, hướng đến sự thành công vượt trội. Để làm được điều đó, người Việt cần luôn tạo tập và phát triển cho mình tâm thế đỉnh cao, tâm thế của người xuất chúng. Nghệ thuật lưu giữ, tu luyện và phát triển thông minh Tâm thế là một bước nhảy vọt trong quản trị con người. Làm chủ được nó, tạo cho mình một phong cách sống đẳng cấp, một sự nghiệp bền vững, hạnh phúc hài hòa chính là quản trị tâm thế - cách mạng đích thực về quản trị con người.

read more

LÀM PHIM ĐỜI MÌNH

Có những bộ phim sau khi hoàn thành ngay cả biên kịch, đạo diễn, diễn viên chính cũng không muốn xem lại. Những thước phim nhàm chán xếp chồng chéo lên nhau, thà không dựng thành phim còn hơn. Có những bộ phim sống mãi với thời gian và là niềm tự hào của lịch sử nhân loại. Nhân vật chính là thần tượng của nhiều thế hệ. Cuộc đời mỗi chúng ta là một bộ phim mà ta chính là biên kịch, nhà sản xuất, đạo diễn, diễn viên chính, khán giả và nhà phê bình. Phim đời, đời phim. Đời phim, phim đời. “Đã sinh ra trong trời đất, phải để danh gì với núi sông”. Hãy tạo dựng cuộc sống của mình thành một bộ phim để đời!Đừng biến cuộc đời mình chỉ là những thước phim nham nhở hoặc mình chỉ là những vai phụ, vai đóng thể của phim đời người khác! 
 
Bà Xuân là một khuôn mẫu mà cha mẹ Xuân dùng để nuôi dạy cô: "Ngoại không bao giờ phí thời gian vào những việc nhảy múa vô bổ như con đâu. Ngoại luôn luôn đăm chiêu tìm tòi. Con chỉ thành đạt như ngoại nếu con luôn tư duy nghiêm nghị".
Cái bóng của bà Xuân, người cùng tên với cô đã bao trùm lấy cuộc đời của Xuân. Một cô bé trẻ trung, lòng tràn đầy nhiệt huyết, bản tính tự do và đam mê nhảy múa. Cha mẹ cô đã gọt đẽo Xuân thành bản sao của ngoại, không màng đến con người thật và những mong ước, khát khao của cô. Bà Xuân là một doanh nhân thành công, đầy kỷ luật, cương nghị, còn Xuân lại mộng mơ và mang tâm hồn của một người nghệ sĩ.
Cũng bắt đầu từ đó, cô không được sống với con người thật của mình. Cô quên bẵng hình ảnh của cô Xuân, đúng với nghĩa đen của từ xuân, hồn nhiên, vui tươi, lả lướt với những điệu nhảy. Xuân trở thành một con người khác, một bà Xuân thứ hai, chăm chỉ, nghiêm nghị và luôn nghĩ đến chuyện kiếm tiền. Bố mẹ cô đã vạch rõ mục tiêu và từng bước cô sẽ trở thành trong tương lai, một kế toán trưởng có sự nghiệp thành công như bà Xuân, lập gia đình với người yêu và đảm nhận công việc của một chuyên viên thống kê rất trách nhiệm. Cha mẹ Xuân rất hài lòng vì cô đã đạt được những gì họ mong muốn: "Nếu Ngoại còn sống, chắc chắn ngoại rất tự hào về con!"
Nhưng từ sâu thẳm trong tiềm thức, tiếng gọi tâm linh luôn thúc giục Xuân hãy sống như mình được sinh ra để trở thành. Nhiều đêm khuya Xuân giật mình thức giấc hoảng loạn như một người lên nhầm xe, ngồi nhầm ghế mà xe đã đi rất xa theo một hướng hoàn toàn khác. Trằn trọc không ngủ. Cô chán nản với những công việc mình đang làm, cái tôi bị đè nén lâu nay của cô lên tiếng thét gào. Và hình ảnh cô bé xinh tươi với vẻ mặt rạng ngời hạnh phúc bay người thể hiện trong các dịp hội diễn ngày nào lại trở về, bừng sáng trong tâm trí cô, thôi thúc cô.
Trong bộ phim đời mình, Xuân đã rất cố gắng, khổ sở để nhập vai bà Xuân. Nhưng cô không được tham gia vào kịch bản. Bố mẹ cô đã viết nên kịch bản đó. Họ đạo diễn cuộc đời của Xuân đi theo hướng không đúng với năng khiếu và tính cách của cô. Mỗi khi tua lại những thước phim đời mình, Xuân lại thấy ngao ngán, chán chường xen lẫn uất hận. Cô đã bị ép vai. Cô không được đóng đúng vai trong bộ phim đời mình. Giá mà, bộ phim nghệ thuật múa, cô là một vai chính - nghệ sĩ múa thì… mọi việc đã khác!!! Giá mà…, giá mà.., giá mà… Có bao nhiêu người không nhắm mắt nổi khi sắp rời xa cuộc đời vì biết mình làm nhầm phim và đóng nhầm vai? Nhưng cũng có những con người vui vẻ thanh thản khi ra đi vì họ đã diễn trọn vẹn vai mà mình thực sự mong muốn. Nếu được sống lại, họ có thay đổi phim đời mình không thì họ luôn mỉm cười bình an: “tôi vẫn sống hết mình như thế, chỉ điều chỉnh đôi cảnh để phim đẹp hơn”.
Trung thực cao cả nhất là trung thực với chính mình. Sống thật nhất là thành thật với chính mình. Cuộc đời của mỗi người cũng là một bộ phim. Cuộc sống nội tâm chính là vai diễn của chúng ta. Sống là diễn, diễn cũng là sống. Làm việc là giải trí, giải trí cũng là làm việc. Đời là phim. Phim là đời.
Hãy tạo ra bộ phim đời mình như vua hài Sáclơ đã tạo ra, biết bao người ở nhiều thế hệ đã xem đi xem lại phim của ông mà không biết chán. Càng xem càng thấy ý nghĩa, càng muốn xem lại. Trong bộ phim đó, ông vừa là nhà sản xuất, đạo diễn, biên kịch, diên viên chính, người xem và nhà phê bình. Bộ phim đời ta cũng vậy, ta cùng lúc là 6 trong 1: ta vừa viết kịch bản, vừa sản xuất, vừa đạo diễn, vừa là diễn viên chính, vừa là người xem và là người bình luận của nó. Ta hãy ngồi xem lại những thước phim đời mình đã qua, nhìn nhận công minh và quyết tâm trở thành một nghệ nhân tạo dựng những tập phim tiếp theo thật tuyệt diệu.
Ta biên kịch phim đời mình . Ta hiểu rõ nhân vật chính của mình hơn ai hết, hiểu sứ mệnh của họ, hiểu lý do họ có mặt trên đời, hiểu khát khao, hiểu tính cách của họ. Ta là người biết rõ nhất về năng khiếu của nhân vật chính, cách họ thực hiện hoài bão. Ta chính là người vẽ con đường họ đi và đỉnh cao danh vọng mà nhân vật chính có được vào cuối đời. Kịch bản hay khi ở đó có đầy những kịch tính, những pha hành động, những thành công vang dội và thất bại ê chề nhiều khi tưởng không vượt qua nổi. Những thách thức và thách thức lớn hơn khiến người xem phải thót tim liên tục. Thành công, đam mê đan xen thất bại, chán chường. Trong kịch bản phim đời mình, không thể như Trần Tiến vẫn hát: “Có một người không quên không say, không buồn vui, chẳng thương nhớ ai bao giờ. Sớm lại chiều đi lên cơ quan, chiếc xe cà tàng một lon cơm khô, họ chẳng chết bao giờ. Vì có sống bao giờ đâu! Họ chẳng sống bao giờ …thì có chết bao giờ đâu”.
Kịch bản của ta càng nhiều kịch tính thì cuộc sống của ta càng thêm hạnh phúc và ý nghĩa. Ta vượt qua khủng hoảng, sóng gió cuộc đời một cách ngoạn mục bằng tâm thế của người chinh phục với lời ca ngân nga “ví thử cuộc đời bằng lặng cả, hanh hùng hào kiệt có hơn ai”. Viết kịch bản đời mình là tưởng tượng trước thành công, bi kịch, khi đó thành công trong đời thật sẽ vang dội hơn, ta cũng vượt qua thách thức khủng hoảng một cách điềm tĩnh hơn nhẹ nhàng hơn, vì ta đã sẵn sàng với nó. Khi có kịch bản cuộc sống của ta được nhân đôi, cuộc sống trong tưởng tượng và cuộc sống thật.
Chúng ta luôn đòi hỏi “kịch bản nào cho kinh tế Việt Nam 2012, 2013…”, mà không mảy may quan tâm đến kịch bản đời mình. Ta sống thế nào trong năm 2012, 2013… và cho đến cuối đời . Dù bạn có óc tưởng tượng vĩ đại đến mức hoang tưởng như thế nào đi nữa thì cũng không bao giờ tưởng tượng được rằng, làm phim mà không có kịch bản. Vậy mà, thật nực cười, đa số chúng ta đang làm phim đời mình hoàn toàn không có kịch bản. Sống phật phờ. Sống được chăng hay chớ. Sống hôm nay không biết đến ngày mai. Sống không bao giờ nghĩ tới tương lai. Ta là nhân vật phụ, thậm chí nhân vật quần chúng trong kịch bản của phim đời người khác. Những vai phụ, vai đóng thế mờ nhạt và nhàm chán. Sống mà như chết rồi. Có lẽ nào, bộ phim đời ta chỉ được dăm ba cảnh, mỗi cảnh chỉ vài phút đáng xem…
Công nghiệp phim Việt Nam chưa phát triển vì thiếu kịch bản hay. Con người Việt Nam chưa thật vĩ đại vì thiếu óc tưởng tượng, thiếu mơ mộng, thiếu kịch bản cho phim đời mình. Chính lối sống phong kiến, nền kinh tế quan liêu mệnh lệnh và nền giáo dục đọc chép đã giết chết từ trong trứng nước những bộ phim vĩ đại, những nhân vật vĩ đại của một đất nước Việt Nam rất vĩ đại trong lịch sử! Hãy viết lại kịch bản vĩ đại cho bộ phim đời mình.
Khi ta viết xong kịch bản, chính ta là nhà sản xuất để quyết định kịch bản đó có được dựng hay không. Liệu nhà sản xuất có hứng thú với kịch bản mà ta đã viết?
Ta sản xuất phim đời mình. Ta xem xét mọi khía cạnh của kịch bản, từ tổng quan đến chi tiết, từ đường dây chính đến đường dây phụ cùng những kịch tính trong đó. Bộ phim có hấp dẫn, có giá trị với phần đông khán giả hay không, bộ phim đó có ăn khách không? Thêm vào đó là các khoản đầu tư cần thiết cho nó? Đạo diễn sẽ là ai và cần những diễn viên nào? Bối cảnh để quay bộ phim đó là những đâu?... Tóm lại, bộ phim đó có đáng để dựng hay là từ chối thẳng thừng? Có nên dựng thành phim để cho hàng triệu triệu người ngưỡng mộ, học tập, mang lại nhiều giá trị cho xã hội hay không? Rõ ràng để có một cuộc đời đáng sống chúng ta phải chuẩn bị rất nhiều thứ! Phải biết tưởng tượng ra tất cả các khía cạnh của cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Là một nhà sản xuất ta cần biết đầu tư, dám mạo hiểm để cho ra những bộ phim để đời. Làm một bộ phim nhỏ với chi phí bình dân rất dễ nhưng để có một bộ phim lớn ngang tầm Oscar thì cần những nhà sản xuất có một tầm nhìn lớn, sáng suốt lựa chọn kịch bản và liều lĩnh một cách bản lĩnh để thành công vang dội. Ta đủ tự tìn để mời các đối tác mạnh cùng đầu tư, cùng quảng cáo, PR và nóng lòng chờ ngày công diễn.
Khi đã quyết định dựng kịch bản thành phim, nhà sản xuất là người tin tưởng và kiên định đến cùng với lựa chọn của mình, họ tin và họ quyết tâm tạo ra một bộ phim đáng xem hơn tất cả.
Ta đạo diễn phim đời mình. Ta chỉ đạo quá trình làm bộ phim, thực hiện kịch bản một cách sáng tạo. Đạo diễn định hướng và điều chỉnh hành vi, biểu hiện của mình trong từng thời điểm. Đạo diễn linh hoạt và sáng suốt trong mọi tình huống để hướng dẫn và chỉ đạo diễn viên thể hiện xuất sắc vai diễn của mình. Đạo diễn luôn biết dừng cảnh và có những điều chỉnh kịp thời đồng thời biết khích lệ để diễn viên hăng say, đam mê, hết mình với vai diễn. Một đạo diễn cũng vô cùng kỷ luật và nghiêm túc, không bao giờ cho phép diễn viên mảy may lơ là trong từng giây phút, họ yêu cầu diễn viên phải luôn sống hết mình, toàn tâm toàn ý nhập vai. Đạo diễn biết thời điểm đẩy lên cao trào và thời điểm phải cắt cảnh, chuyển cảnh.
Trong cuộc sống thực của mình ta thường là đạo diễn tồi. Ta luôn kéo dài những cảnh phụ nhàm chán như ngủ nướng, bia bọt, rượu chè, lang thang bất định… lê thê. Những cảnh thành công nhiệt tâm vượt thách thức chỉ thoảng qua không để lại dấu ấn đáng kể. Hãy dừng ngay những cảnh phụ, cắt ngay những cảnh thừa và kéo dài hơn những cảnh chính làm nên ý nghĩa thực sự cho bộ phim đời mình. Bộ phim hay sẽ không có bất kỳ một cảnh nào bị thừa ra hay vô nghĩa, tất cả đều có lý của nó. Đạo diễn là người hiểu điều đó hơn ai hết cũng là người chủ động với tất cả những cảnh phim đó.
Ta là nhân vật chính, là sao của bộ phim đời mình. Ta diễn hết mình say mê. Ta hòa vào vai diễn của mình bằng cả trí–thân–tâm, tâm sáng­–thân tài–trí cao. Ta đắm mình trong vai diễn, không hề có một một giây sao nhãng. Đó là cuộc sống của ta. Công việc cũng là sống, giải trí cũng là sống, vui chơi cũng là sống, học hành cũng là sống…. Trong mọi hoàn cảnh, diễn viên chính luôn làm đúng bản mệnh trời sinh ra mình với khát khao, hoài bão như những gì trong kịch bản kia đã dựng lên. Ta là người luôn tin tưởng, lạc quan và yêu cuộc sống của chính mình. Hãy sống như ta được sinh ra để trở thành. Ta luôn xuất sắc trong tất cả các cảnh diễn, các vai diễn. Khi ta vào vai người bố cương nghị yêu thương, khi ta vào vai người con hiếu thảo chăm ngoan. Ta làm sếp luôn sáng tạo và tràn đầy trách nhiệm. Khi ta là người bạn đằm thắm, chân thành, vui tươi... Ta hãy là một ngôi sao, một thần tượng của những thế hệ mai sau.
“Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại”. Trước mỗi vai diễn của mình, diễn viên luôn trao đổi với đạo diễn rất kỹ, tưởng tượng và tập rất vất vả, sau đó mới bắt đầu vào phim. Mỗi thời khắc, mỗi sự kiện, mỗi ngày đều có thể là một cảnh phim. Đó có thể là cảnh ta đi đàm phán với đối tác, ta đang thực hiện một phi vụ làm ăn, hay đó một buổi dạy học, một kỳ nghỉ với gia đình…Những cảnh phim thực sự hay và làm say đắm lòng người khi ta luôn tưởng tượng ra kịch bản hay nhất, đạo diễn xuất sắc và diễn hết mình với nó.
Đời thực của ta, nhiều người chỉ đóng được một vai. Có người chỉ đóng được vai sếp. Với bố mẹ cũng là sếp. Với con cái cũng là sếp. Khi tham gia giao thông cũng là sếp. Khi vui vẻ họp lớp cũng làm sếp. Bất kì khi nào cũng là sếp. Một nhân vật khô khan, vênh vao, không thể hòa nhập vào cuộc sống, không ai muốn đến gần. Cuộc sống của ta khi đó trở nên nhàm chán, bộ phim đơn kênh đơn điệu, diễn viên không thể hiện được hết thế mạnh, năng khiếu và sự đa dạng trong tính cách của mình. Điều đó làm con người ta ngày một tụt lùi và cuộc sống ngày thêm tẻ nhạt, bộ phim ấy nhất định chính ta cũng không muốn xem lại.
Ta là khán giả bộ phim đời mình. Ta xem lại bộ phim của mình qua những hồi tưởng. Khán giả là người đánh giá khách quan nhất. Đặt mình ở vai trò khán giả giúp ta hòa nhập hơn với xã hội và hiểu được giá trị mà chính ta mang lại cho đời.
Ta luôn là một khán giả say đắm, yêu thương phim đời mình, nâng tầm ý nghĩa của những cảnh phim. Luôn háo hức với những cảnh tiếp theo. Luôn yêu cuộc sống, luôn yêu thương chính mình.
Đừng để phim đời mình thành bộ phim bỏ mốc, chính mình cũng không dám mang ra xem lại. Nếu có xem lại thì đầy sợ hãi và chán chường. Dù có những cảnh phim buồn hay những khi thấy bất bình vì một ai đó, ta cũng không quên yêu đời và yêu cuộc sống, tin tưởng vào những cảnh phim hay tiếp theo. Khán giả chính là nguồn động viên rất lớn cho nhà biên kịch, nhà sản xuất, đạo diễn và diễn viên chính để họ tiếp tục cho ra những cảnh phim đáng để xem hơn mỗi ngày.
Ta là nhà phê bình bộ phim đời mình. Cũng là một khán giả, nhưng nhà phê bình có cái nhìn thấu đáo hơn, khắt khe hơn với bộ phim. Nhà phê bình sẽ đưa ra những đánh giá sắc sảo, rõ nét nhất về bộ phim. Khác với những bộ phim được công chiếu ở rạp, khi bộ phim hoàn thành thì nhà phê bình mới đưa ra nhận xét đánh giá, với bộ phim đời mình thì nhà phê bình có thể nhận xét đánh giá ngay sau mỗi cảnh và đề nghị biên kịch, đạo diễn và diễn viên điều chỉnh để những cảnh phim, tập phim tiếp theo tuyệt vời hơn, cuốn hút hơn. Nhà phê bình luôn khắt khe và công tâm, luôn hỗ trợ để phim đời mình hoàn thiện hơn, tuyệt vời hơn, mang lại nhiều giá trị cho đời hơn.
Khi ta làm thật tốt 6 vai trò biên kịch, sản xuất, đạo diễn, diễn viên và phê bình, cuộc sống của ta hiệu quả gấp 6 lần, đẹp gấp 6 lần, ý nghĩa gấp 6 lầ hiện tại. Bạn còn đợi gì nữa. hãy lao vào sản xuất các tập tiếp theo của phim đời mình.
“Sáu anh em trên một chiếc xe tăng”. Chiếc xe tăng phim đời mình. Tuy 6 mà một. Tuy một mà sáu. Sáu vai trò mà ta cần đảm nhiệm trong bộ phim cuộc đời mình, nó đảm bảo cho những thành công của ta được liên tiếp nhau, ngày một thành công lớn hơn. Ngày nay, có rất nhiều người thể hiện vai diễn của mình rất tốt nhưng lại theo kịch bản và sự chỉ đạo của một người khác, như vậy người đó không làm chủ được bản thân và dần mất đi chính định hướng cho cuộc đời mình và biến mình thành nô lệ cho dự định và kế hoạch của người khác. Họ trở thành những người bị lệ thuộc. Cũng có nhiều người chỉ giỏi làm nhà phê bình bộ phim của người khác mà quên phê bình bộ phim chính đời mình. Họ chỉ thấy những lỗi lầm của người khác, phê phán chỉ trích một cách cay nghiệt mà quên mất rằng chính bộ phim của mình cũng đang có rất nhiều điểm đáng chê trách. Khác nào “Thầy bói xem bói cho người, số thầy thì để cho ruồi nó bâu”. Có người lại quên mất vai người xem, cứ lao vào làm phim mà không thưởng thức bộ phim, quên mất thương nhân vật chính, quên mất yêu đời, yêu mình. Họ chỉ nghĩ đến sản xuất phim để kiếm tiền, những bộ phim thị trường rẻ tiền, nhiều khi ta lao vào kiếm tiền và được rất nhiều tiền mà chưa kịp tiêu “hết phim”. Chủ tịch Hội đồng quản trị xưởng phim “tấn trò đời”- Ông Trời, nhiều khi bất thình lình ra lệnh dừng sản xuất phim đời mình lại. Cũng không ít người chỉ ngồi tua lại các tập phim đã diễn mà quên mất việc tiếp tục dàn dựng những tập phim tiếp theo. Ngày qua ngày, họ chỉ xem những đoạn phim lịch sử hào hùng. Tệ hại hơn có người lại chỉ xem những cảnh thất bại thảm hại, những buồn chán và đặt dấu chấm hết cho bộ phim đời mình ở tuổi 20, có người dừng phim ở tuổi 30…. Trong khi tất cả vẫn còn ở phía trước. Dù thế giới có thế nào ta luôn phải tiếp tục làm phim đời mình, làm xuất sắc hơn, ý nghĩa hơn cho mình, cho đời.
Hãy làm chủ bộ phim đời mình, một phim ý nghĩa và đáng nhớ nhất. Ta là một nhà biên kịch uyên thâm đầy tưởng tượng, mơ mộng. Ta là một nhà sản xuất tài ba, quản lý chặt chẽ để phim hiệu quả nhất. Ta là một đạo diễn sáng tạo, nhạy bén thông minh linh hoạt và cương quyết. Và quan trọng nhất ta diễn viên tài ba, đam mê luôn là ngôi sao trong mọi vai diễn của “tấn trò đời”. Ta là một khán giả yêu thương, trung thành. Ta là một nhà phê bình công minh, sáng suốt và thẳng thắn. Bộ phim đời mình sẽ ghi dấu ấn không thể phai mờ với cuộc đời này. “Hổ chết để da, người ta chết để danh” 

Hãy là một nghệ nhân tài ba, tạo dựng bộ phim đời mình sống mãi với thời gian như “Cuốn theo chiều gió” với 10 giải Oscar dành cho phim, đạo diễn, biên kịch, diễn viên chính… xuất sắc nhất. Một bộ phim làm giàu thêm cuộc sống của hàng triệu triệu diễn viên trên “tấn trò đời”. 

TS. Phan Quốc Việt nói về "Làm phim đời mình" trên kênh truyền hình Du lịch - VCTV



read more