Ts.Tâm
Việt: Khi trí đạt đến mức thấu hiểu được gọi là “Trí tuệ”, khi thân đạt
đến mức điêu luyện được gọi là “Thân tuệ” và khi tâm đạt đến mức đam
mê, được gọi là “Tâm tuệ”. Khi cùng một thời điểm cả ba cùng đạt được
cảnh giới đó, con người trở nên Minh Huệ. Đó là khi tam tài nhất thể,
tam tuệ đồng tâm, chúng ta tạo ra được kết quả xuất sắc vượt trội nhất,
tạo ra giá trị tuyệt hảo nhất cho cuộc đời.
Trong tiểu sử của nhà soạn nhạc nổi tiếng thế kỷ
19, Beethoven, có viết “Đến 1818, Beethoven đã 50 tuổi, Beethoben
điếc hẳn cả hai tai và sáng tác Bản
Giao hưởng Số 8 rồi bản Giao hưởng Số 9 ra đời, sau đó còn sáng tác thêm Bản
Lễ ca trang trọng, những sonata
cuối cùng: Liên tấu cho đàn piano
và Tứ tấu. Trong toàn bộ di sản
của Beethoven, những tác phẩm này nổi bật hơn cả, chủ yếu vì chúng đã vượt ra
ngoài các truyền thống cổ điển với lối diễn đạt hết sức thoải mái, các tâm trạng
khác nhau của thế giới
nội tâm”.
Âm nhạc lúc này với Beethoven không còn chỉ trong trí tuệ của
ông mà nó đã bùng cháy trong con tim và lan tỏa khắp thân thể ông. Ông không
nghe nhạc bằng tai nữa mà nghe bằng trái tim và cảm nhận bằng cả cơ thể mình.
Hoặc nói theo một cách khác, khi đó Tâm-Thân-Trí của Beethoven hợp nhất hòa quyện
làm một, tuôn trào thành những tác phẩm vĩ đại. Vì nhạc của ông tuôn trào từ
hòa tấu Tâm-Thân-Trí cho nên nó cũng nhập vào người nghe qua cảm nhận của cái một,
cái người nhất, cái nhất thể Tâm-Thân-Trí và người nghe đạt được đỉnh điểm của
rung cảm.
Nếu bạn hỏi Achimede ông nghĩ gì khi trần truồng nhảy ra khỏi
bồn tắm sung sướng hét vang “Eureka – nó đây rồi!”. Tại sao ông không tìm thấy
nguyên lý Achimede khi ngồi cặm cụi tư duy trên bàn giấy? Bạn có thể hỏi Newton
nghĩ gì khi ngồi trong vườn thấy quả táo rơi và phát minh ra định luật vạn vật
hấp dẫn. Và bạn có thể hỏi Công Vinh anh đã lắc đầu như thế nào để có quả đánh
đầu tuyệt hảo vào góc chết của khung thành Macao! Bạn có thể hỏi các vĩ nhân
trong bất cứ lĩnh vực nào dù là nghệ thuật, chính trị hay kinh tế… làm sao họ
có những thời điểm xuất thần. Một đáp án chung cho tất cả các kết quả vĩ đại là
hài hòa nhất thể tam tài, giao thoa cộng hưởng của tâm - thân - trí.
Bạn hãy nhìn vào lòng bàn tay mình. Chúng thường có ba đường
chỉ tay: đường trên cùng là Tâm Đạo, đường giữa là Trí Đạo và đường dưới cùng
là Thân Đạo. Rõ ràng ba đường luôn đồng hành cùng nhau, luôn trong long bàn tay
chúng ta. Ông trời ban cho chúng ta ba nhạc cụ tâm - thân - trí để tạo nên bản hòa tấu
cuộc đời. Cái lỗi của chúng ta là không biết kết hợp hài hòa, thường hay thiên
lệch.
Trí ở đây thể hiện mức độ nhận biết, thấu hiểu của con người
trước một công việc hay sự kiện đang diễn ra. Tâm thể hiện yêu thích, sung sướng
và đam mê trong công việc của một người. Và Thân thể hiện kỹ năng thực hiện
công việc một cách chuyên nghiệp, điêu luyện. Khi trí đạt đến mức thấu hiểu được
gọi là “Trí tuệ”, khi tâm đạt đến mức đam mê, được gọi là “Tâm tuệ” và khi thân
đạt đến mức điêu luyện được gọi là “Thân tuệ”. Kết quả của một công việc mà
chúng ta làm bằng sự thấu hiểu của trí, đam mê của tâm và điêu luyện của thân sẽ
là kết quả xuất sắc và vượt trội nhất tạo ra giá trị tuyệt hảo nhất cho cuộc đời.
Khi cùng một thời điểm cả ba cùng đạt được cảnh giới đó, con người trở nên Minh
Huệ, đó là khi tam tài nhất thể, tam tuệ đồng tâm.
Trong cuộc sống lứa đôi cũng vậy. Nếu lấy nhau chỉ vì cảm xúc
sẽ mù quáng khó bền lâu, nếu lấy vì tính toán thì liệu đó có là tình yêu, nhưng
nếu chỉ hoàn toàn thân xác thì liệu có hơn súc vật! Người bạn đời lý tưởng khi
được ba trong một: vừa là bạn tri kỷ (Trí), vừa là người tình nồng thắm (thân) vừa
là người yêu nồng hậu (tâm).
Ta cùng khảo cứu mô hình tâm - trí - thân để kết hợp hài hòa hơn, mang lại hiệu
quả cho cuộc đời hơn.
Máy tính đại diện cho trí, hoàn toàn thiên về tính toán
logic, phân tích nhận định. Trẻ thơ đại diện cho Tâm, hoàn toàn cảm xúc và tình
cảm trong trắng, chưa biết đúng sai, chưa thể hành động. Búa máy đại diện cho
thân, chỉ biết hành động máy móc không toán, không tình cảm.
Khi trí và tâm giao thoa với nhau sẽ tạo ra một kiểu người được
“cụ già”, hiểu nhiều biết nhiều, yêu thương tình cảm nhưng sức cùng lực kiệt, lực
bất tong tâm, không thể làm được gì đáng kể. Khi trí và thân giao thoa với nhau
sẽ tạo ra một kiểu người “Robot”, làm việc chính xác nhanh nhạy nhưng vô hồn vô
cảm. Khi chỉ có tâm và thân giao thoa với nhau thì sẽ tạo ra một kiểu người “con
vật”, tình cảm và hành động chính xác nhanh nhẹn nhưng không biết tính toán,
không biết phân tích và tổng hợp để cho ra những giải pháp tốt nhất. Đó cũng là
thể hiện của ba kiểu người thiên lệch đang phổ biến hiện nay. Khi ta biết kết hợp
hài hòa “cụ già”, “búa máy” và “con vật” chúng ta sẽ tạo ra được con ngời lý tưởng:
tâm sang, thân tài, trí cao. Đúng như cha ông ta đã dạy “một cây làm chẳng nên
non, 3 cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Nhưng lâu nay, đa số chúng ta thiên quá nhiều vào việc phát
triển trí tuệ của mình mà bỏ qua việc tu tâm và luyện thân. Điển hình trong giáo
dục, học sinh, sinh viên ngày nay được học
quá nhiều về các lý thuyết nhồi nhét thông tin còn kỹ năng và thái độ bị coi nhẹ.
Nếu có được học về kỹ năng và thái độ đó cũng chỉ là những lời khuyên lý thuyết.
Phương pháp giảng dạy là “đọc, chép”, nhờ công nghệ đã có chút ít cải cách lên
“chiếu chép”. Đó là lý do vì sao thế hệ trẻ ngày nay biết rất nhiều điều, ù lì,
lười hành động và ít đam mê. Ngay cách làm cải cách giáo dục của chúng ta cũng
thiên về trí, bàn quá nhiều, tốn quá nhiều giấy bút và hội họp, không có mô
hình thử nghiệm. Rõ rang muốn cái cách giáo dục phải:
Tu tâm – Rèn thân – Luyện trí để
Tâm sáng – Thân tài – Trí cao. “Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như
kiềng ba chân”. Ai cũng thấy rõ ràng, Trí – Tâm – Thân là ba phần tạo nên một
người toàn diện. Ta không thể sống mà thiếu đi trái tim, cũng không thể sống mà
thiếu tay chân và chắc chắn không thể sống nếu đầu rỗng tuếch không não. Phát
triển toàn diện là một trong nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục. Giáo dục là giáo dục
toàn diện để con người phát triển hài hòa cả tâm – thân – trí.
“Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực là quốc sách”. “Hiền tài
la nguyên khí quốc gia”. Con người phải là kết hợp hài hòa của hiền và tài. Hiền
là tâm, tài là thân và trí. Nguyên khí quốc gia chỉ được tác thành khi mà trí
tâm thân nhất thể cộng hưởng tuôn trào các giá trị cho đời.
Cốt cách, tính cách hay nhân cách là sự thể hiện hài hòa của
nhất thể tam tài tâm - thân - trí. Chỉ khi chúng ta tạo dựng được nhân cách Việt đủ
mạnh thì mới có thể cùng nhau tạo dựng được hào khí Việt mãi mãi hùng cường.
Nguồn:
Theo Nhịp sống Sài Gòn